MỚI NHẤT
CƠ QUAN CỦA TỔNG LIÊN ĐOÀN LAO ĐỘNG VIỆT NAM
Giải thi đấu Nghĩa Dũng Karate-Do Hà Nội mở rộng lần thứ nhất được tổ chức trong hai ngày 7 và 8.7.2018 tại Đông Anh, Hà Nội. Ngoài phân đường Hà Nội, 8 phân đường phía Bắc với gần 400 võ sinh tham gia thi đấu.

Giải thi đấu Nghĩa Dũng Karate-Do lần thứ I

Dương Quốc Bình LDO | 15/07/2018 08:00
Karate-Do là môn võ thuật truyền thống của Nhật Bản, với mục đích rèn luyện thể chất và tinh thần.

Cuối thập niên 1950, trong xu thế giao lưu và phát triển, một khuynh hướng mới được hình thành, là khuynh hướng thể thao hoá Karate-Do, mà biểu hiện rõ nhất là chấp nhận thi đấu và tổ chức các giải đấu cấp vùng, quốc gia, và quốc tế. Sau những tranh cãi quyết liệt, cuối cùng khuynh hướng mới thắng thế, góp phần giúp Karate-Do phát triển phổ cập đến nhiều nước trên thế giới.

Được du nhập vào Việt Nam lần đầu tiên tại Huế trong thập niên 1960 bởi võ sư Suzuki Choji, qua nhiều năm, Karate-Do đã phát triển khắp đất nước, trở thành môn thể thao mang lại nhiều huy chương và góp phần nâng cao thể chất cho nước nhà.  

Giải thi đấu kết thúc lúc 19h ngày 8.7.2018. Vị trí nhất toàn đoàn thuộc về Hà Nội, Ninh Bình xếp thứ hai và Hải Dương đứng thứ ba toàn đoàn.

Karate-Do nổi tiếng với những cú đấm thẳng. Để đo lực những cú đấm người ta có hẳn một công thức đó chính là định luật II Newton: F = m x a (Lực = Khối lượng x Gia tốc), tổng ngoại lực bằng tích của khối lượng và gia tốc. Vì vậy, tốc độ ra đòn càng nhanh thì sức mạnh của cú đấm càng lớn.
Một pha ra đòn chính xác.
Một cú đấm trong Karate sẽ chưa được gọi là hoàn thiện nếu chưa được rút về. Để ghi điểm, võ sĩ cần thể hiện khả năng kiểm soát đòn, bằng cách thu tay về, sau mỗi cú đấm.
Võ sư Nguyễn Văn Dũng, sư trưởng Nghĩa Dũng Karate-do trao huy chương. Thông qua giải đấu này, võ sư hy vọng các võ sinh khám phá được bản thân mình, có thêm những người bạn mới và thật nhiều các bức ảnh để sau này nhìn lại, thấy bản thân mình đã tập luyện và phấn đấu ra sau.

Tin mới nhất

Gợi ý dành cho bạn