MỚI NHẤT
CƠ QUAN CỦA TỔNG LIÊN ĐOÀN LAO ĐỘNG VIỆT NAM
Sân vận động Mỹ Đình có sức chứa hơn 40.000 chỗ ngồi. Ảnh: Đỗ Quân

Khoanh vùng để... mở?

LÊ VINH LDO | 07/07/2022 06:39
Với những diễn biến mới về vấn đề ở Khu Liên hợp Thể thao Mỹ Đình, cách giải quyết dường như chỉ kéo nhau vào ngõ cụt… 

Như đã biết, Cục Thuế Hà Nội đã phối hợp với các đơn vị liên quan xác định nghĩa vụ tài chính và ban hành thông báo thu, truy thu tiền thuê đất đối với Khu Liên hợp Thể thao Mỹ Đình từ năm 2017. Ngày 18.6.2021, Cục Thuế Hà Nội có thông báo đầu tiên về việc cưỡng chế, đến cuối năm thì phong tỏa tài khoản và thông báo hóa đơn không có giá trị sử dụng.

Nửa cuối năm 2021, những vấn đề trong công tác quản lý tại Khu Liên hợp Thể thao Mỹ Đình được công bố. Những sai phạm xảy ra dưới thời ban quản lý cũ được chỉ ra như vi phạm luật phòng, chống tham nhũng, gây thiệt hại nguồn thu, không lập đề án sử dụng tài sản công…

Cách đây gần 2 tuần trước, Cục Thuế Hà Nội có quyết định cưỡng chế bằng biện pháp ngừng sử dụng hóa đơn với lý do là số tiền quá hạn nộp phải thực hiện cưỡng chế theo quy định của Luật quản lý thuế lên đến hơn 848 tỉ đồng. Quyết định này có hiệu lực trong vòng 1 năm (từ 20.6.2022 đến 19.6.2023). Mới nhất, Cục Thuế Hà Nội cũng yêu cầu khu liên hợp cung cấp các thông tin liên quan những tài sản mà Khu liên hợp đang sở hữu để thực hiện cưỡng chế bằng biện pháp kê biên tài sản theo quy định.

Ban đầu, mối quan tâm của nhiều người là chuyện các đội tuyển quốc gia có được thi đấu ở sân vận động quốc gia Mỹ Đình - nằm trong Khu liên hợp, hay không. Tuy nhiên, với việc VFF có thể làm việc trực tiếp với Bộ Văn hóa - Thể thao & Du lịch - cơ quan quản lý Khu liên hợp, thì vấn đề đặt ra lúc này là làm thế nào để giải quyết? Các vấn đề liên quan đến thủ tục pháp lý là việc phải làm, các cá nhân liên quan bị xử lý theo đúng quy định, nhưng quan trọng bây giờ là tháo gỡ nút thắt thế nào cho có lợi?

“Nút thắt” ở đây là vấn đề “quýt làm, cam chịu” (sai phạm thuộc về ban lãnh đạo cũ, nhưng ban lãnh đạo mới không được xuất hóa đơn để hoạt động kinh doanh), trong khi số tiền nợ tăng lên theo thời gian. Việc tịch biên tài sản không phải là giải pháp mang tính khích lệ với ban lãnh đạo hiện tại mà còn đẩy vấn đề vào khó khăn lớn hơn. 

Với số tiền nợ lớn như vậy, việc truy thu không thể thực hiện trong thời gian ngắn khi Khu liên hợp không còn khả năng chi trả. Vậy nên chăng có sự “khoanh vùng”, ngăn khoản nợ cũ phát sinh, đồng thời, “mở” cho ban lãnh đạo hiện tại hoạt động, coi như bắt đầu lại từ vạch đích!?

Tin mới nhất

Gợi ý dành cho bạn