MỚI NHẤT
CƠ QUAN CỦA TỔNG LIÊN ĐOÀN LAO ĐỘNG VIỆT NAM
Công nghệ VAR giúp trận đấu giữa tuyển Việt Nam và Nhật Bản công bằng hơn. Ảnh AFC

Những điều chưa biết về VAR, kẻ "loại" tuyển Việt Nam khỏi Asian Cup

Cát Tường LDO | 25/01/2019 15:00

Tại Asian Cup 2019, công nghệ VAR được áp dụng lần đầu tiên trong trận tuyển Việt Nam gặp Nhật Bản. Ngoài niềm vui từ chối bàn thắng của trung vệ Yoshida, công nghệ VAR cũng khiến người hâm mộ Việt Nam rơi lệ khi "tặng" Nhật Bản quả penalty quyết định.

Trước Asian Cup 2019, công nghệ hỗ trợ trọng tài (VAR) từng được áp dụng tại giải đấu lớn như World Cup 2018. Công nghệ VAR giúp trọng tài xem lại những tình huống gây tranh cãi, mang tính quyết định trong trận đấu.

VAR là từ viết tắt của Video Assistant Referee, có nghĩa là Trợ lý trọng tài video. Trong phòng VAR sẽ có 1 tổ trọng tài dùng video để liên lạc hỗ trợ trọng tài chính. Những trọng tài này đều phải đạt bằng cấp của FIFA.

Thực tế, các trọng tài VAR không ở từng sân vận động, mà họ ở phòng Vận hành video (Video Operation Room – VOR). Các trọng tài ở trên sân trao đổi với tổ VAR thông qua hệ thống radio tín hiệu để xử lý những tình huống nhạy cảm.

Bên trong phòng trọng tài VAR tại Asian Cup 2019. Ảnh AFC

VAR hỗ trợ cho trọng tài chính khi nào?

Có 4 tình huống chính mà trọng tài có thể sử dụng đến VAR, bao gồm:  Bàn thắng và lỗi dẫn đến bàn thắng, quyết định thổi phạt đền và pha phạm lỗi dẫn tới phạt đền, tình huống dẫn đến thẻ đỏ trực tiếp, nhận diện nhầm cầu thủ.

- Bàn thắng và lỗi dẫn đến bàn thắng

Khi có một đội khiếu kiện về bàn thắng, công nghệ VAR sẽ được dùng để phát hiện lỗi việt vị, kéo áo và các lỗi khác trong quá trình ghi bàn. Ngay cả trường hợp cầu thủ chỉ việt vị vài cm, bàn thắng cũng sẽ không được chấp nhận.

- Quyết định thổi phạt đền 

Vòng cấm là khu vực công nghệ VAR được sử dụng nhiều nhất. Những tình huống phạm lỗi trong vòng cấm, (tương tự tình huống trung vệ Bùi Tiến Dũng phạm lỗi với cầu thủ Nhật Bản) quyết định thổi phạt có thể được trong tài hủy bỏ hoặc giữ nguyên sau khi tham khảo VAR.

- Tình huống dẫn tới thẻ đỏ trực tiếp

Những tình huống thẻ đỏ trực tiếp sẽ được áp dụng công nghệ VAR. Tuy nhiên, Trợ lý trọng tài video không áp dụng với những tình huống phạt thẻ vàng thứ 2.

- Nhận diện nhầm cầu thủ.

Trong nhiều trường hợp, trọng tài cũng mắc sai lầm khi nhận diện sau cầu thủ phạm lỗi. Công nghệ VAR sẽ giúp các trọn tài xem lại những tình huống nhạy cảm, diễn ra quá nhanh trong trận đấu.

Hệ thống VAR hoạt động như thế nào?

Trong trận đấu, sẽ có tổ trưởng phòng VAR theo dõi các góc máy, nghe trao đổi giữa trọng tài chính và tổ VAR để đưa lên phần hình ảnh mà tổ VAR đang đề cập.

Nhân viên này cũng sẽ cung cấp thông tin cho bên truyền hình, BLV, các bên truyền thông về lý do đánh giá tình huống và kết quả đánh giá thông qua 1 máy tính bảng.

Công nghệ VAR giúp trọng tài chính xem lại những tình huống nhạy cảm. Ảnh AFC

Khi nào thì VAR hỗ trợ trọng tài chính?

Tổ VAR chỉ liên lạc với trọng tài chính trong các tình huống lỗi rõ ràng hoặc những tình huống nghiêm trọng bị bỏ qua.

Tại những giải đấu lớn, các trọng tài được hướng dẫn cụ thể khi nào thì chấp nhận thông tin từ tổ VAR, khi nào thì xem lại video ở góc màn hình trên sân trước khi ra quyết định.

VAR có bị giới hạn sử dụng?

Hầu hết, trong trường hợp trận đấu đã được tiếp tục VAR sẽ không được sử dụng. Nếu VAR không phát hiện được sai sót, quả đá phạt, ném biên… nghiễm nhiên được tiếp tục.

Bàn thắng không được xác định bởi VAR với trường trường hợp đội tấn công phạm lỗi trong tình huống dẫn đến bàn thắng. Nhìn chung, công nghệ VAR có thể giúp trọng tài phạt nguội cầu thủ dù tình huống phạm lỗi đã xảy ra trước đó.

VAR phối hợp với trọng tài chính trong thực tế?

Khi có tình huống nhạy cảm, trọng tài chính nhận tín hiệu từ trọng tài video thông qua một chiếc tai nghe. Tiếp đó trận đấu sẽ được tạm ngừng và ra hiệu bằng cách vẽ một hình chữ nhật để các cầu thủ biết rằng có một tình huống cần xem lại bằng VAR. 

Các trọng tài VAR có trách nhiệm đánh giá lại tình huống rồi gửi tới trọng tài chính, người ra quyết định cuối cùng. Trọng tài chính sẽ theo dõi lại các video quay chậm tình huống ở một màn hình đặt sát sân bóng.

Trọng tài chính sẽ ra dấu hình chữ nhật trước khi đưa ra quyết định của mình. Trọng tài không thể để trận đấu diễn ra trong lúc chờ sự trợ giúp từ VAR. Trước đó, trọng tài phải chờ bóng đến một trí trung lập trước khi ra tín hiệu VAR để xem lại tình huống ban đầu.

Tại World Cup 2018, công nghệ VAR đã được áp dụng trong toàn bộ các trận đấu và nhận nhiều phản hồi tích cực. Chính vì thế, AFC đã quyết định sử dụng công nghệ VAR tại Asian Cup 2019, ở các trận đấu từ vòng từ kết.

Công nghệ VAR được áp dụng lần đầu tiên ở Asian Cup trong trận đấu giữa Việt Nam và Nhật Bản. Ảnh AFC

Trận đấu giữa đội tuyển Việt Nam và Nhật Bản là lần đầu tiên công nghệ VAR được áp dụng tại Asian Cup. Trong trận đấu, có hai tình huống trọng tài phải sử dụng tới công nghệ VAR, gồm tình huống trung vệ Yoshida để bóng chạm tay khi ghi bàn vào lưới Văn Lâm. Tình huống còn lại là pha phạm lỗi của trung vệ Bùi Tiến Dũng với cầu thủ Nhật Bản, sau khi tham khảo VAR, trọng tài đã quyết định thổi phạt penalty cho ĐT Nhật Bản.

Nhìn chung, công nghệ VAR hỗ trợ trọng tài đưa ra những quyết định chính xác. Các tình huống phạm lỗi dẫn tới penalty cũng xuất hiện nhiều hơn khi áp dụng công nghệ VAR.

Hiện tại, một số giải VĐQG hàng đầu Châu Âu như Serie A, La Liga, Bundesliga,... đã đưa công nghệ VAR vào sử dụng. Ở Đông Nam Á, Thái Lan là nước đầu tiên áp dụng công nghệ VAR vào giải Thai League.

Dự kiến, V.League 2019 sẽ áp dụng công nghệ VAR ở một số trận cầu tâm điểm tại các sân vận động của Hà Nội, Bình Dương và TP.HCM.

Tin mới nhất

Gợi ý dành cho bạn