MỚI NHẤT
CƠ QUAN CỦA TỔNG LIÊN ĐOÀN LAO ĐỘNG VIỆT NAM
5 cầu thủ Hồng Lĩnh Hà Tĩnh bị bắt tạm giam về tội tổ chức sử dụng trái phép chấp ma túy. Ảnh: Công an Hà Tĩnh

Phòng chống cầu thủ dùng chất cấm ở các giải bóng đá chuyên nghiệp quốc gia

AN NGUYÊN LDO | 17/05/2024 06:39

Sự việc 5 cầu thủ thuộc Câu lạc bộ Hồng Lĩnh Hà Tĩnh bị bắt vì dùng chất cấm buộc Liên đoàn Bóng đá Việt Nam (VFF) và Công ty Cổ phần Bóng đá chuyên nghiệp Việt Nam (VPF) phải có những bước đi quyết liệt hơn.

Cần gấp rút kiểm tra chất cấm, doping tại V.League

Trả lời Báo Lao Động, bác sĩ Vũ Trọng Hải - Trung tâm doping và Y học thể thao Việt Nam - nhận định: “Ở Việt Nam, bóng đá là môn có tầm ảnh hưởng rất lớn nên có lẽ, chúng ta sẽ phải thực hiện sớm việc kiểm tra chất cấm và doping”.

Từ những năm 2008 đến hết năm 2017, việc kiểm tra doping, khám sức khỏe cho cầu thủ được diễn ra thường xuyên dưới hình thức phối hợp giữa VFF, Bệnh viện Thể thao Việt Nam và các đội bóng.

Hoạt động này bị gián đoạn từ mùa giải 2018 vì xáo trộn trong công tác tổ chức và đặc biệt là dịch COVID-19. Giai đoạn vừa qua, các câu lạc bộ tổ chức xét nghiệm, khám sức khỏe dưới sự kiểm soát của các cơ quan liên quan.

Mỗi mùa giải, có khoảng 50 mẫu thử chất cấm của cầu thủ được các nhà chức trách kiểm tra. Theo dữ liệu từ VFF và VPF, không phát hiện bất kỳ trường hợp nào dương tính với ma túy, chất cấm. Thế nhưng, thỉnh thoảng, dư luận vẫn “vô tình” được biết người này, người kia có biểu hiện liên quan đến chất gây nghiện. Có người vướng tin đồn nhưng vẫn thi đấu ở mức đạt yêu cầu.

Lý giải về điều này, bác sĩ Hải nói: “Về y học, việc sử dụng ma túy chỉ ảnh hưởng trong thời điểm nhất thời khi dùng. Sử dụng thời gian dài mới dẫn đến việc bị phụ thuộc vào thuốc, dẫn đến xu hướng người sử dụng phải tăng liều, từ đó dẫn đến loạn thần. Thời điểm ban đầu cũng không nhận ra những dấu hiệu bất thường, nhưng khi xu hướng sử dụng tăng liều, dẫn đến việc loạn thần hay gọi là “ngáo đá” mới dễ phát hiện.

Khó cũng phải làm

Vụ việc tại câu lạc bộ Hồng Lĩnh Hà Tĩnh đặt ra bài toán cho các đội bóng chuyên nghiệp cũng như những nhà tổ chức giải đấu, VPF, VFF trong nhiệm vụ ngăn chặn tiêu cực. Bóng đá Việt Nam không thể chỉ trông chờ vào ý thức cá nhân của cầu thủ mà cần thêm nhiều biện pháp “mạnh tay” để giải quyết tình hình.

Trong buổi họp chuẩn bị cho mùa giải 2024-2025 hồi giữa tháng 4, Trưởng phòng Y học thể thao VFF - ông Nguyễn Văn Phú - có những báo cáo đầu tiên về kế hoạch kiểm tra doping, chất cấm với các cầu thủ. Các chuyên gia y tế sẽ xây dựng kế hoạch, quy trình kiểm tra y tế với tất cả đội bóng dự giải.

Ông Phú cung cấp thông tin: “VFF có thể kiểm tra cầu thủ cả thời gian thi đấu và không thi đấu. Theo những gì cam kết với AFC và FIFA, chúng tôi có quyền triệu tập để kiểm tra vào bất cứ thời điểm nào với một cầu thủ được đăng ký thi đấu tại giải bóng đá chuyên nghiệp Việt Nam”.

Thực tế, bóng đá Việt Nam cần nhiều điều kiện mới có thể kiểm soát phần nào vấn đề chất cấm. Đầu tiên, chi phí xét nghiệm không phải rẻ. Kinh phí để gửi mẫu đến các phòng lab khoảng 150USD là rẻ nhất.

“Một phòng xét nghiệm đang có mức phí 200-400USD như ở Hàn Quốc. Bởi vậy, mục tiêu thiết thực nhất với bóng đá Việt Nam là gia tăng tối đa số cầu thủ được xét nghiệm chất cấm, tạo nhiều đợt kiểm tra trong và ngoài thời gian thi đấu...

Ngày 14.5 vừa qua, Viện Kiểm sát Nhân dân TP Hà Tĩnh phê chuẩn quyết định khởi tố bị can, tạm giam 5 đối tượng gồm: Đinh Thanh Trung, Nguyễn Trung Học, Dương Quang Tuấn, Nguyễn Văn Trường và Nguyễn Ngọc Thắng về tội “tổ chức sử dụng trái phép chất ma túy”.

Tin mới nhất

Gợi ý dành cho bạn