MỚI NHẤT
CƠ QUAN CỦA TỔNG LIÊN ĐOÀN LAO ĐỘNG VIỆT NAM

Phương pháp phòng tránh chấn thương trong bóng đá phủi

KIM NGÂN LDO | 20/03/2023 14:28

TPHCM - Các trận bóng đá “phủi”, tự tổ chức nghiệp dư được hình thành vừa mang tính chất giải trí nhưng cùng vừa tiềm ẩn nhiều rủi ro đối với sức khỏe người tham gia đá bóng.

Sân bóng đá tư nhân Hồng Thanh (quận Bình Thạnh, TP.Hồ Chí Minh) đã hoạt động được 5 năm. Trung bình mỗi ngày có từ 5-8 trận được diễn ra.

Nhiều nhất tập trung vào buổi chiều tối vì đối tượng tham gia thường là chân sút không chuyên, chỉ yêu thích bóng đá nên lập nhóm đá bóng

Trong giới chuyên môn, những trận bóng đá này gọi là bóng đá “phủi” (loại hình bóng đá nghiệp dư dành cho nhiều lứa tuổi, đối tượng…).

  Trận bóng đá giao lưu của đội Panh Páo FC. Ảnh:Trung Nhân

Đây cũng là bộ môn thể thao có cường độ vận động mạnh, mang tính chất đối kháng và trong các trận đấu sự va chạm hay tranh chấp là điều không thể tránh khỏi, từ đó có thể dẫn đến các rủi ro về sức khỏe. 

Anh Phạm Hoài Thanh (sinh năm 1997), cho biết: “Mới đây, tôi có một trận đấu giao lưu cuối tuần với một đội khác tại sân bóng Lê Văn Việt, thành phố Thủ Đức.

Để tạo nên không khí như buổi bóng đá thật thì còn có sự góp mặt của trọng tài, bình luận viên và dịch vụ Livestream trực tiếp trận bóng. Tuy nhiên, trên sân đã có một sự cố va chạm và xảy ra cãi vã, đánh nhau”.

Dù những trận bóng được xác định là mang tính chất đá giao lưu, nhưng bước vào trận đấu, nhiều khi các cầu thủ “máu” ăn thua, dẫn đến việc mất bình tĩnh, chơi bóng thô bạo, gây chấn thương, thậm chí nặng cho đồng nghiệp. 

Anh Nguyễn Khả Duy (sinh năm 2003), chia sẻ: “Có lần tôi đang đi bóng lên biên với tốc độ cao thì bị đối thủ đạp vào cổ chân khiến nó bị lật.

Tầm nửa tiếng sau thì chân tôi bắt đầu sưng to và đi lại rất đau. Bác sĩ chẩn đoán mình bị lật sơ mi cổ chân và tôi đã mất một tháng mới bình phục được”.

Bác sĩ chuyên khoa II Võ Hòa Khánh - Trưởng phòng Quản lý Chất lượng, Bệnh viện Chấn thương Chỉnh hình cho biết, các chấn thương gặp phải trong bóng đá “phủi” rất đa dạng từ chấn thương đầu (sọ não), chấn thương bụng, ngực (chấn thương ngoại bụng)…đến chấn thương cột sống, tay, chân (chấn thương chỉnh hình). 

Các chấn thương thường gặp nhất như tổn thương dây chằng, rách sụn chêm, vỡ sụn chêm, bong gân cổ chân, gãy xương, trật khớp…

Bác sĩ Hoà Khánh cho biết thêm, để giảm tối thiểu chấn thương trên sân cỏ các cầu thủ cần khởi động đúng cách và phù hợp trước khi đá banh.

Nhằm tránh hoặc giảm các chấn thương không lường trước, các cầu thủ cần phải khởi động cơ thể khoảng 30 phút trước khi tập luyện hoặc thi đấu, tập trung khởi động kỹ cơ vùng háng, hông, lưng, gót chân và đầu gối.

Ngoài ra, các cầu thủ cần chọn sân thi đấu phù hợp, với sân bóng mini không đạt chuẩn sẽ không đủ điều kiện an toàn, dễ gây ra chấn thương.

Nếu đá banh trong thời tiết khắc nghiệt như mưa lớn thì sân bóng rất trơn trượt, dễ té ngã. Các cầu thủ nên trang bị giày và quần áo phù hợp để tạo sự thoải mái và an toàn khi chơi bóng.

Tin mới nhất

Gợi ý dành cho bạn