MỚI NHẤT
CƠ QUAN CỦA TỔNG LIÊN ĐOÀN LAO ĐỘNG VIỆT NAM
Vận động viên trẻ Nguyễn Thúy Hiền (tuyển bơi Việt Nam) tại SEA Games 32. Ảnh: Thanh Xuân

Thể thao Việt Nam xây dựng hệ thống tuyển chọn vận động viên bài bản, bền vững

AN NGUYÊN LDO | 27/03/2024 07:56

Thể thao Việt Nam muốn hướng đến thành tích cao tại ASIAD, Olympic, trước hết cần tập trung chấn chỉnh công tác đào tạo từ địa phương, ngành đến đội tuyển quốc gia, đặc biệt là quy trình tuyển chọn đào tạo mang tính hệ thống...

Tại Hội nghị Định hướng phát triển thể thao thành tích cao đến năm 2030 - tầm nhìn đến năm 2045 (12.2023), thể thao Việt Nam xác định hai mục tiêu trọng tâm là đầu tư cơ sở vật chất và nâng cao công tác tuyển chọn, đào tạo động viên.

Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch Nguyễn Văn Hùng cũng nhấn mạnh, bài toán phát triển thể thao thành tích cao Việt Nam cần phải có lộ trình từng bước, nguồn lực tổ chức, phải nghiêm túc nhìn lại bài học thực tiễn.

Từ định hướng này, Cục Thể dục Thể thao phối hợp với các phòng, ban, đơn vị tiếp tục xây dựng hệ thống tuyển chọn và đào tạo vận động viên một cách khoa học, làm nền tảng để sàng lọc, tập trung đầu tư cho lứa vận động viên trọng điểm thi đấu tại ASIAD 2026, 2030 và Olympic 2024, 2028.

Trao đổi với Lao Động về vấn đề này, Cục trưởng Cục Thể dục Thể thao Đặng Hà Việt cho biết: “Việc tuyển chọn vận động viên bao gồm nhiều giai đoạn, nhiều quá trình khác nhau nhưng phải thống nhất thành một hệ thống.

Ngành thể thao phải thay đổi, tuyển chọn vận động viên ban đầu từ các tuyến, từ 63 tỉnh, thành; mỗi tỉnh thành đầu tư một số môn thể thao, đồng thời đổi mới hệ thống thi đấu từ cấp tiểu học và phát triển các môn thể thao trọng điểm ở nhiều tỉnh, thành.

Tuy nhiên, hiện tại, có một số môn thể thao chỉ phát triển ở một số tỉnh, thành nhất định, cũng như đặc thù của một vài môn không thể phát triển hệ thống từ cấp tiểu học, ví dụ như cử tạ, thể dục dụng cụ, bắn súng, đua thuyền... Đó là cái khó của ngành thể thao. Muốn làm được điều này phải phát triển hệ thống phong trào, xây dựng lại thể thống thi đấu toàn diện”.

Cục trưởng Đặng Hà Việt nhấn mạnh: “Vấn đề tuyển chọn vận động viên phải thực hiện từ nhiều tầng, nhiều lớp, từ các tỉnh thành với sự điều phối của Cục Thể dục Thể thao. Từ việc tuyển chọn ban đầu, chúng ta tiếp tục sơ tuyển, đưa vận động viên vào các trường năng khiếu ở địa phương để đào tạo tuyến đầu, sau đó tiếp tục đưa lên tuyến trên là các Trung tâm huấn luyện địa phương. Tại đây, họ có trang thiết bị để kiểm tra số liệu, chỉ số, đánh giá tài năng chính xác hơn.

Giai đoạn tiếp theo nếu được đôn lên các cấp tuyển trẻ, các Trung tâm Huấn luyện Thể thao Quốc gia sẽ có bộ phận khoa học, phối hợp với ban huấn luyện, huấn luyện viên trưởng để tuyển chọn kỹ lưỡng hơn nữa. Lúc này sẽ có các bước kiểm tra máu, kiểm tra gen, chỉ số… từ đó mới có thể đánh giá và dự báo thành tích được. Đó là một quá trình dài và có mối quan hệ chặt chẽ”.

Liên quan đến chiến lược phát triển thể thao, Hội nghị Định hướng phát triển thể thao thành tích cao đến năm 2030 - tầm nhìn đến năm 2045 cũng xác định, lấy đấu trường SEA Games là “bàn đạp” và ASIAD là trọng tâm để vươn tầm đến Olympic.

“Đối với các môn Olympic, SEA Games là mốc đầu tiên để đánh giá thành tích ban đầu của vận động viên, là bàn đạp để vận động viên có sự chuẩn bị trước khi bước vào đấu trường ASIAD. Tiếp đến, đấu trường ASIAD lại là bước đệm quan trọng nữa để hướng đến sân chơi đỉnh cao Olympic. Do vậy, vận động viên phải rèn luyện qua từng đấu trường từ nhỏ đến lớn.

Hướng đến đấu trường Olympic, thể thao Việt Nam đặt mục tiêu giành 12-15 suất dự Olympic 2024. Hiện tại, chúng ta đã có 5 tấm vé đến Thế vận hội mùa hè năm nay là Trịnh Thu Vinh (bắn súng), Lê Thị Mộng Tuyền (bắn súng), Nguyễn Huy Hoàng (bơi), Nguyễn Thị Thật (xe đạp), Võ Thị Kim Ánh (boxing).

Tin mới nhất

Gợi ý dành cho bạn