MỚI NHẤT
CƠ QUAN CỦA TỔNG LIÊN ĐOÀN LAO ĐỘNG VIỆT NAM
Một trận đấu trong giải bóng đá “phủi” mùa 1. Ảnh: Thể thao 247.

Vì sao bóng đá “phủi” có giá trị hơn?

NGUYỄN NGUYÊN LDO | 22/12/2017 09:36
Tại Hội nghị sơ kết 4 năm thực hiện Chiến lược phát triển bóng đá Việt Nam, Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam đã chỉ ra những bất hợp lý từ các báo cáo thành tích của những nhà làm bóng đá.

Ông còn hỏi thẳng vì sao bóng đá phong trào, bóng đá trẻ khi tổ chức thì khán giả đến xem rất đông và hào hứng còn bóng đá chuyên nghiệp thì lại không có khán giả.

Để trả lời câu hỏi trên thực chất không khó nhưng vấn đề là những nhà làm bóng đá không chịu đi vào bản chất của vấn đề.

Trong khi bóng đá “phủi” bóng đá phong trào phục vụ xã hội thì bóng đá chuyên nghiệp gần như chỉ phục vụ lợi ích của một nhóm người. Bóng đá chuyên nghiệp tạo giá ảo đẩy giá thị trường lên để phết, phẩy và làm ăn quanh những bản hợp đồng tiền tỉ nhưng chất lượng thì rất kém bởi còn tồn tại thứ bóng đá “vỗ vai”, nhường và mua điểm còn bóng đá “phủi” thì chơi hết mình mang tính phục vụ. Quan trọng nhất là bóng đá phong trào họ đá thật mang lại lợi ích cho xã hội còn bóng đá chuyên nghiệp thì tạo cái tên để làm ăn là sân chơi của một nhóm người.

Nói bóng đá chuyên nghiệp nên bắt chước bóng đá “phủi” thì không hẳn nhưng bóng đá chuyên nghiệp cần phải tính đến yếu tố phục vụ xã hội, phục vụ khán giả hơn là tạo sân chơi để “làm ăn”.

Nhân chuyện bóng đá phong trào có giá trị hơn xin kể lại câu chuyện rất mới. Đó là hình ảnh NSƯT Việt Anh chạy xe máy giữa chiều mưa từ quận 3 xuống Hóc Môn ướt đầm đìa chỉ để xem trọn một trận chung kết giải lão tướng, được nhìn các cựu cầu thủ Đồng Tháp một thời ngày nào đá với các cựu cầu thủ Cảng Sài Gòn. Khi được hỏi sao không thấy ông ở sân chơi chuyên nghiệp như trước đây nữa thì nghệ sĩ này trả lời: “Tôi sẽ đội mưa đội nắng đi xem nếu họ gồm ban tổ chức và cầu thủ tổ chức giải với thái độ đúng đắn phục vụ khán giả và không lừa lọc người xem”.

Tin mới nhất

Gợi ý dành cho bạn