MỚI NHẤT
CƠ QUAN CỦA TỔNG LIÊN ĐOÀN LAO ĐỘNG VIỆT NAM
Nhà tài trợ cho đoàn TTVN tại lễ xuấ quân. Ảnh: B.L

Việt Nam vẫn chưa có bản quyền ASIAD 2018, sức hút của U23 sẽ giảm

HOÀI ĐAN LDO | 12/08/2018 08:17
Đoàn thể thao Việt Nam (TTVN) đã chính thức làm lễ xuất quân tham dự ASIAD 18. Thế nhưng, chúng ta vẫn chưa có bản quyền ASIAD 18.

Ông Trần Đức Phấn – Trưởng đoàn TTVN tại ASIAD 18 cho biết: “Việc các đài truyền hình không mua được bản quyền ASIAD 18 rõ ràng khiến công tác tài trợ gặp khó khăn. Thế nhưng, đến nay cơ bản chúng tôi đã hoàn tất việc kêu gọi các gói tài trợ cho Đoàn TTVN đến từ các doanh nghiệp. Đoàn đã có  hơn 2 tỉ đồng để treo thưởng cho các VĐV”.

Cho đến thời điểm lễ xuất quân diễn ra thì vẫn chưa có đài truyền hình nào ở Việt Nam sở hữu bản quyền ASIAD 18. Thực tế, điều này đang ảnh hướng trực tiếp đến quyền lợi của các VĐV.

Theo đó, mỗi chiếc HCV được treo thưởng 300 triệu đồng. Thực tế, nhìn vào số tiền treo thưởng khá lớn nhưng số tiền tài trợ thực tế lại chủ yếu bằng hiện vật. Bắn súng là bộ môn đầu tiên tổ chức lễ xuất quân và cũng kêu gọi được nhiều nhà tài trợ với số tiền treo thưởng là 2,1 tỉ đồng, trong đó chiếc HCV, HCB 660 triệu và HCĐ 376 triệu đồng.

Đấy là trong trường hợp có thành tích, còn nếu không thì thực tế việc tài trợ lại không đáng bao nhiêu. Việc không có bản quyền truyền hình, không chỉ khán giả thiệt thòi về nhu cầu xem mà các VĐV sẽ cực kỳ thiệt thòi về mặt hình ảnh nếu giành thành tích. Bởi lẽ, hình ảnh của VĐV được đưa đến với khán giả nhiều hơn cũng sẽ giúp tên tuổi của họ sau đó sẽ được gắn với các thương hiệu của nhà tài trợ.  

Theo đại diện của VTV thì tính đến thời điểm hiện tại, việc sở hữu bản quyền truyền hình chương trình này là điều hoàn toàn không thể xảy ra. Dù biết ASIAD là một giải đấu lớn, được người hâm mộ Việt Nam chờ đợi, tuy nhiên, cái giá mà đơn vị nắm bản quyền đưa ra quá cao. VTV không thể mua bằng mọi giá.

Ngoài VTV có động thái muốn sở hữu bản quyền ASIAD 18, các nhà đài khác ở Việt Nam đều không quá mặn mà với đại hội này, khi mức giá đối tác đưa ra được cho là quá phi lí.  

Câu chuyện bản quyền ASIAD 18 rõ ràng gắn liền với công tác tài trợ cho chính các VĐV. Bởi lẽ, các doanh nghiệp muốn tài trợ và gắn thương hiệu với một VĐV nào đó cũng phải căn cứ trên sức hút và sự ảnh hưởng về mặt hình ảnh của VĐV đó. Việc không có bản quyền truyền hình là một thiệt thòi rất lớn cho chính các VĐV.

Đặc biệt, sau “cơn sốt” U23 Việt Nam tạo ra tại Thường Châu, giờ đây người hâm mộ sẽ nhiều khả năng phải xem “lậu” các cầu thủ thi đấu tại ASIAD. Việc hình ảnh của các cầu thủ không được đến trực tiếp với đông đảo người hâm mộ cũng sẽ khiến cho sức hút mà thầy trò ông Park đã tạo ra sẽ bị giảm. Và nếu trường hợp U23 có thành tích, chính các nhà đài cũng sẽ thiệt thòi khi không thể bán quảng cáo như từng có tại giải U23 Châu Á.

Tin mới nhất

Gợi ý dành cho bạn