MỚI NHẤT
CƠ QUAN CỦA TỔNG LIÊN ĐOÀN LAO ĐỘNG VIỆT NAM

Kinh tế 24h: Cơ hội vàng phục hồi sản xuất khi khống chế dịch

Khương Duy LDO | 02/10/2021 20:32

Mỹ khép lại vụ điều tra, không gây bất lợi cho xuất khẩu gỗ Việt Nam; Nông dân “khóc ròng” vì cà phê… được mùa, được giá.

Mỹ khép lại vụ điều tra, không gây bất lợi cho xuất khẩu gỗ Việt Nam

Theo Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NNPTNT), ngày 1.10.2021 Bộ Trưởng Bộ NNPTNT Lê Minh Hoan đã ký thỏa thuận với Trưởng đại diện thương mại (USTR) của Chính phủ Hoa Kỳ Katherine Tai, về kiểm soát khai thác và thương mại gỗ bất hợp pháp.

Thỏa thuận này sẽ có hiệu lực sau 30 ngày kể từ ngày ký.

Thỏa thuận này là kết quả của nỗ lực không ngừng nghỉ của Bộ NNPTNT và các cơ quan liên quan dưới sự chỉ đạo của Chính phủ Việt Nam trong đàm phán với Hoa Kỳ để khép lại vụ Điều tra 301 của Chính phủ Hoa Kỳ về khai thác và thương mại gỗ của Việt Nam. Việc ký Thỏa thuận thể hiện tinh thần thiện chí và hợp tác của 2 bên, là cơ sở để Chính phủ Hoa Kỳ khép lại vụ điều tra theo hướng không gây bất lợi cho việc xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ của Việt Nam vào thị trường Hoa Kỳ,  góp phần nâng cao uy tín của ngành gỗ Việt Nam, làm nền tảng cho phát triển lâm nghiệp bền vững, phục vụ lợi ích cho người dân và doanh nghiệp 2 nước. Xem thêm...

Nông dân “khóc ròng” vì cà phê… được mùa, được giá

Khi cây cà phê Arabica ở Điện Biên đang được mùa, được giá và có những tín hiệu ổn định đầu ra nhưng nhiều nông dân lại đang “khóc ròng” tiếc nuối.

Vì cà phê Arabica có đặc điểm là quả chín không đều nên phải thu hái làm nhiều đợt và tuân thủ những nguyên tắc nhất định.

Theo ông Tạ Mạnh Cường – Phó Chủ tịch UBND huyện Mường Ảng: “Giá trị cây cà phê mang lại cho người lao động là rất lớn, thậm chí không một chương trình, dự án nào của Nhà nước có thể sánh được - đó là tạo nguồn công ăn việc làm ổn định, mang lại thu nhập khoảng 50-60 tỉ đồng mỗi năm cho người lao động”.

"Hiện nay, toàn huyện có khoảng 2.100ha cà phê, sản lượng ước đạt khoảng 2.500 tấn cà phê thóc, tương đương khoảng 13.000 tấn cà phê tươi. Nếu tính công hái là 2.500 đồng/1kg quả tươi thì người lao động đã có thu nhập trên 30 tỉ tiền công thu hái, đó là chưa kể công chăm sóc” - ông Cường nói. Xem thêm...

Khống chế được dịch bệnh mở ra “cơ hội vàng” phục hồi sản xuất ở ĐBSCL

Dù chịu tác động nặng nề của dịch COVID-19, nhưng GDP khu vực nông - lâm nghiệp và thủy sản vẫn là “điểm sáng” khi tăng trưởng 1,04%. Việc các địa phương khống chế được dịch bệnh, nới lỏng giãn cách đã mở ra “cơ hội vàng” để vùng Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) từng bước phục hồi kinh tế…

Việc các địa phương khống chế dịch bệnh, nới lỏng giãn cách là “cơ hội vàng” để phục hồi sản xuất. Ảnh: TR.L

Ông Võ Tân Thành - Phó Chủ tịch Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) - cho biết, trong 9 tháng qua, cả nước có 85.500 doanh nghiệp thành lập mới, giảm 13,6%, nhưng có đến 90.300 doanh nghiệp rút khỏi thị trường. Trung bình mỗi tháng có 10.000 doanh nghiệp rút khỏi thị trường, tăng 15,3% so với cùng kỳ năm 2020.

Riêng ĐBSCL trong 3 tháng qua có gần 90% doanh nghiệp tạm ngừng hoạt động. Các doanh nghiệp có thể duy trì hoạt động thực hiện “3 tại chỗ” cũng chỉ sản xuất từ 5-10% công suất. Trong khi chi phí sản xuất mô hình này rất cao vì quy định phải bình ổn giá, chi phí hỗ trợ người lao động, nguyên liệu đầu vào tăng, chi phí vận chuyển… Xem thêm...

Tin mới nhất

Gợi ý dành cho bạn