MỚI NHẤT
CƠ QUAN CỦA TỔNG LIÊN ĐOÀN LAO ĐỘNG VIỆT NAM

Kinh tế 24h: Giá lợn hơi bắt đầu có xu hướng giảm; Châu chấu sa mạc vào VN

THANH BÌNH LDO | 04/06/2020 09:30

Giá lợn hơi rời mốc 100.000 đồng/kg, sức mua vẫn chậm; Cổ phiếu ông lớn ngành xây dựng Coteccons mất nghìn tỉ; Huy động radar ứng phó phát hiện sớm châu chấu sa mạc vào Việt Nam... là những tin tức kinh tế đáng chú ý 24h qua.

Giá lợn hơi rời mốc 100.000 đồng/kg, sức mua vẫn chậm

Ngày 3.6, giá thịt lợn tại một số chợ dân sinh giảm nhẹ, nhưng sức mua không tăng. Ảnh: Khánh Vũ

Ngày 3.6, giá lợn hơi giảm ở cả 3 miền, ở nhiều tỉnh đã rời mức giá 100.000 đồng/kg. Giá thịt lợn tại các chợ giảm nhẹ, nhưng sức mua không tăng.

Lợn hơi tại các tỉnh miền Trung đang có giá thấp nhất cả nước, dao động từ 90.000-96.000 đồng/kg. Trong đó, giá lợn hơi thấp nhất tại Ninh Thuận: 90.000 đồng/kg, Quảng Trị: 92.000 đồng/kg; Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh có giá cao nhất khu vực miền Trung: 95.000-96.000 đồng/kg. Xem thêm...

Cổ phiếu ông lớn ngành xây dựng Coteccons mất nghìn tỉ

Ngay sau thông tin cổ đông lớn của Công ty Cổ phần xây dựng Coteccons (Coteccons) muốn Chủ tịch Nguyễn Bá Dương và một số lãnh đạo cấp cao của Coteccons từ chức, cổ phiếu của doanh nghiệp đã giảm mạnh. 

Mở đầu phiên giao dịch ngày 3.6, mã cổ phiếu CTD của Coteccons đã giảm 3.700 đồng/cổ phiếu, tương đương với  5,15%, xuống còn 68.200 đồng/cổ phiếu. Đây là phiên giảm thứ 2 liên tiếp kể từ đầu tuần.

Xem thêm...

Huy động radar ứng phó phát hiện sớm châu chấu sa mạc vào Việt Nam

Châu chấu bay dày đặc bầu trời tại Jaipur. Ảnh: AFP

Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NNPTNT) vừa báo cáo Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc về kế hoạch ứng phó với nạn châu chấu sa mạc có nguy cơ xâm nhiễm vào Việt Nam.

Tại Việt Nam, ngay cuối tháng 3 đầu tháng 4 năm nay châu chấu tre lưng vàng đã xuất hiện và gây hại trên diện hẹp ở tre, luồng, vầu… tại 4 tỉnh Điện Biên, Cao Bằng, Sơn La, Quảng Ninh với tổng diện tích bị hại là 69ha. Xem thêm...

Ngân hàng Thế giới đánh giá kinh tế Việt Nam khởi sắc trở lại

Theo đánh giá của WB, chỉ số sản xuất công nghiệp (IPP) tháng 5 bật tăng 11% so với tháng 4. Ảnh minh họa: Khánh Vũ

Kinh tế Việt Nam đã bắt đầu hồi phục sau khi Việt Nam khống chế được dịch COVID-19. Tuy nhiên, nền kinh tế vẫn chưa hồi phục hoàn toàn, cần cảnh giác với lạm phát.

Theo đánh giá của Ngân hàng Thế giới (WB) trong Báo cáo cập nhật kinh tế vĩ mô Việt Nam mới được công bố, sau khi bị ảnh hưởng bởi giãn cách xã hội gần như tuyệt đối khắp toàn quốc trong tháng 4, tháng 5.2020, chỉ số sản xuất công nghiệp (IPP) tháng 5 bật tăng 11% so với tháng 4, dù vẫn thấp hơn khoảng 3% so với tháng 5.2019 nhưng đây là con số đáng khích lệ trong bối cảnh dịch bệnh COVID-19 đang ảnh hưởng đến nền kinh tế toàn cầu. Xem thêm...

Tin mới nhất

Gợi ý dành cho bạn