MỚI NHẤT
CƠ QUAN CỦA TỔNG LIÊN ĐOÀN LAO ĐỘNG VIỆT NAM

Kinh tế 24h: Giữ nguyên đề xuất xuất khẩu gạo; "Hiến kế" hạ giá thịt lợn

Khương Duy LDO | 07/04/2020 07:19

Bộ Công Thương giữ nguyên đề xuất xuất khẩu 400.000 tấn gạo tháng 4; Giá thịt lợn "cao chót vót", chuyên gia hiến kế cách hạ nhiệt; Giá vàng đang tăng rất nhanh... là những tin tức kinh tế đáng chú ý 24h qua.

Bộ Công Thương giữ nguyên đề xuất xuất khẩu 400.000 tấn gạo tháng 4

Ngày 6.4, Bộ Công thương đã gửi có văn bản báo cáo Thủ tướng Chính phủ về việc xuất khẩu gạo trong bối cảnh dịch bệnh và hạn hán, xâm nhập mặn.

Bộ Công Thương giữ nguyên đề xuất cho phép tiếp tục xuất khẩu gạo nhưng phải kiểm soát chặt số lượng theo từng tháng, trong đó lượng gạo được phép xuất khẩu trong tháng 4 là 400.000 tấn.

Bộ Công Thương tiếp tục đề xuất xuất khẩu gạo. Ảnh: Hài Nguyễn

Theo đó, Bộ khẳng định, lượng gạo dữ trữ đảm bảo an ninh lương thực quốc gia. Theo báo cáo của Hiệp hội lương thực Việt Nam (VFA), nếu tuân thủ nghiêm túc chỉ đạo “không ký hợp đồng mới” của Thủ tướng Chính phủ, lượng gạo dư vào thời điểm 31.5.2020 là khoảng 266.000 tấn. Xem thêm...

Giá thịt lợn "cao chót vót", chuyên gia hiến kế cách hạ nhiệt thế nào?

Theo PGS.TS Hoàng Văn Cường (Ủy viên Ủy ban Tài chính Ngân sách của Quốc hội, Phó Hiệu trưởng ĐH Kinh tế Quốc dân), giá thịt lợn còn cao vì phải qua khâu trung gian về phân phối.

Giá thịt lợn tại các chợ dân sinh vẫn ở mức cao. Ảnh Kh.V

Theo đó, để giảm giá thịt lợn thì trước tiên việc chỉ đạo về mặt hành chính của Chính phủ là rất cần thiết. Tuy nhiên, cần phải có những biện pháp tác động để điều chỉnh được quan hệ cung – cầu thì giá thịt lợn.

Những doanh nghiệp, đơn vị thực hiện phân phối này cũng cần có những biện pháp hỗ trợ về thuế, chi phí giao thông, mặt bằng… để có thể tăng khả năng cung ứng trên thị trường. Xem thêm...

Hai "cá mập" ngành xăng dầu lỗ nặng, PVN dự báo giảm 141.000 tỉ doanh thu

Trong báo cáo vừa được gửi Thủ tướng, Uỷ ban Quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp đã cập nhật cụ thể về tác động của đại dịch COVID-19 đối với 19 tập đoàn, tổng công ty do Uỷ ban này quản lý.

Trụ sở PVN. Ảnh: C.T

Tập đoàn Xăng dầu Việt Nam (Petrolimex) phải chịu những tác động lớn từ đại dịch COVID-19, cùng mức giá dầu giảm sâu nhất trong vòng 10 năm nay. Trong khi đó, tình hình kinh doanh cũng không "sáng sủa" là mấy, đó là Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (PVN).

Trong năm 2020, PVN dự báo tổng doanh thu của tập đoàn ước tính giảm 23.000 tỉ đồng đến 141.000 tỉ đồng, nộp ngân sách từ nguồn thu dầu thô sẽ giảm tương ứng từ 3.111 tỉ đồng đến 18.600 tỉ đồng, nộp ngân sách của toàn tập đoàn giảm từ 5.000 tỉ đồng đến 27.100 tỉ đồng so với kế hoạch được phê duyệt. Xem thêm...

Tin mới nhất

Gợi ý dành cho bạn