MỚI NHẤT
CƠ QUAN CỦA TỔNG LIÊN ĐOÀN LAO ĐỘNG VIỆT NAM

Làng nghề bún - bánh "xứ nẫu" chạy đua với Tết Canh Tý 2020

N.T LDO | 23/01/2020 07:30
Vào những ngày giữa tháng Chạp, những lò bún - bánh truyền thống ở làng An Thái (xã Nhơn Phúc, thị xã An Nhơn, Bình Định) bắt đầu tăng nhiệt. Hiện, các chủ bún - bánh làng nghề đang đẩy nhanh công suất vào vụ Tết nguyên đán.
 Làng nghề bún - bánh An Thái có trên 150 cơ sở sản xuất trong diện được UBND tỉnh Bình Định công nhận làng nghề truyền thống.
 Ở An Thái bún Song Thằn được xem là "đặc sản", nhưng ngoài sản xuất bún Song Thằn, người dân An Thái còn tập trung mở rộng làm các loại bún khô, bún gạo bột mù, bánh phở, bánh tráng… 
 Vài năm trở lại đây, các hộ dân làm bún - bánh An Thái đã biết đầu tư dây chuyền sản xuất bánh tráng - bún để nâng cao năng suất. Nhờ vậy, năng suất tăng cao và vươn ra các thị trường trên cả nước.
 Vào thời điểm cuối năm, không khí lao động ở làng bún - bánh ở An Thái rất tất bật và nhộn nhịp. Đây là thời điểm các cơ sở làm bún, bánh tranh thuê nhân công hoạt động “hết công suất” cho ra những mẻ bún, bánh kịp xuất đi khắp cả nước tiêu thụ.
 Bà Lê Thị Thủy (41 tuổi, làng An Thái) cho biết, làng bún - bánh ở An Thái hầu như làm quanh năm, nhưng những ngày gần Tết, các lò phục vụ hết công suất để cung ứng cho thị trường.
 “Một ngay tiền công của tôi khoảng 160 ngàn, trước kia khi ít lò thì thu nhập mình cao hơn, nhưng những năm gần đây, do số lò ngày càng nhiều nên có sự cạnh tranh nên thu nhập cũng giảm xuống” – bà Thủy nói thêm.
Các công đoạn làm bún ở làng An Thái  không quá cầu kỳ nhưng mỗi cơ sở, mỗi hộ dân đều có bí quyết riêng.
 Bún - bánh ở An Thái nổi tiếng không chỉ trong tỉnh mà còn xuất đi các tỉnh lân cận như Gia Lai, Kom Tum, thậm chí được xuất bán qua Lào, Campuchia.

Tin mới nhất

Gợi ý dành cho bạn