MỚI NHẤT
CƠ QUAN CỦA TỔNG LIÊN ĐOÀN LAO ĐỘNG VIỆT NAM

Nhà hàng ảo, take-away sẽ lên ngôi sau dịch COVID-19

Cường Ngô LDO | 10/04/2020 08:00

Với câu hỏi liệu nhiều doanh nghiệp sẽ chuyển qua mô hình   take-away (bán hàng mang đi), “online” hay ăn “nhà hàng ảo” sau khi mùa dịch đi qua, một số chủ doanh nghiệp cho biết sẽ có nhưng theo cần một lộ trình.

Từng rút ra khỏi mô hình bếp trên mây hay còn gọi là "nhà hàng ảo" GrabKitchen sau ba tháng tham gia vì khoản phí lớn (35% tổng doanh thu), hiện nay ông Mai Trường Giang, nhà sáng lập Otoké Chicken đang chuẩn bị kế hoạch cùng một số chủ doanh nghiệp khác trong ngành thực phẩm và dịch vụ ăn uống (F&B) xây một bếp trên mây (Cloud Kitchen) cho riêng mình mùa đại dịch.

Theo ông Mai Trường Giang, trước đây, có nhiều chủ doanh nghiệp xem mô hình phát triển chuỗi cửa hàng là một mô hình thành công. Tuy nhiên, khi xảy ra dịch COVID-19, các doanh nghiệp cần phải thay đổi.

"Tôi từng tham gia và kí kết về việc trở thành cộng sự nhà hàng Otoké Chicken với mô hình Cloud Kitchen ở Singapore. Đây là mô hình kinh doanh không phục vụ tại chỗ, chỉ bán qua ứng dụng giao hàng.

Gần đây, khi tôi cập nhật thông tin với Cloud Kitchen bên Singapore, họ báo là doanh thu của họ đã tăng 20-30% so với trước dịch. Thực sự thông tin này khiến chúng tôi phải suy ngẫm", ông Giang cho biết.

Giao hàng online đang trở thành xu thế trong mùa dịch. Ảnh: V.T 

Với câu hỏi liệu nhiều doanh nghiệp sẽ chuyển qua mô hình   take-away (bán hàng mang đi), “online” hay ăn “nhà hàng ảo” sau khi mùa dịch đi qua, theo ông Giang "sẽ có nhưng theo cần một lộ trình nhất định".

"Mọi thứ đã thay đổi sau cơn đại dịch. Cách chúng ta ăn uống, kinh doanh ăn uống cũng sẽ có thay đổi. Nếu tôi còn kinh doanh trong ngành F&B, ngay lúc này phải nghĩ thêm cách áp dụng công nghệ thông tin vào mô hình kinh doanh càng nhiều càng tốt, vận dụng triệt để các ứng dụng giao hàng về đồ ăn. Đồng thời suy nghĩ thêm các quy trình và chiến lược về giao hàng, bán hàng mang đi", ông Giang cho hay.

Ông Hoàng Tùng - CEO chuỗi cửa hàng Pizza Home cho biết, Cloud Kitchen thay đổi mô hình kinh doanh truyền thống của ngành FnB (kinh doanh dịch vụ ăn uống theo chuỗi), chủ nhà hàng không đón tiếp bất kỳ vị khách nào cả mà chủ yếu là họ sẽ gọi đồ ăn về nhà hoặc nơi làm việc.

Mô hình này tối ưu việc giảm tiền thuê, đầu tư cơ sở vật chất và những chi phí khác. Chính vì vậy, rất thích hợp để phát triển ở thời điểm hiện tại.

Ông Dương Nguyễn, CEO Dcorp R-Keeper Việt Nam nhìn nhận, nếu có ý định khởi nghiệp với một chuỗi mới, có thể chọn đưa thương hiệu lên các bếp trên mây để khách hàng biết đến và làm quen với thương hiệu.

Đây cũng là một cơ hội để kiểm tra mức độ ưa chuộng, những điều cần chỉnh vì xây cửa hàng ngay từ đầu thì phải đầu tư tiền của vào xây dựng nhà hàng, trang trí, tuyển dụng nhưng chưa chắc được ưa chuộng khi hoàn tất.

Tin mới nhất

Gợi ý dành cho bạn