MỚI NHẤT
CƠ QUAN CỦA TỔNG LIÊN ĐOÀN LAO ĐỘNG VIỆT NAM
28 sinh viên Việt Nam khóa đầu tiên tại trường MEPhI đã nhận bằng tốt nghiệp sau 6 năm học tập. Ảnh: Hà Anh

Nhiều cơ hội cho SV tốt nghiệp ĐH năng lượng nguyên tử Nga

Linh Linh LDO | 30/12/2017 06:37

Đầu năm 2017, đại học MEPhI (Liên bang Nga) đã tổ chức trọng thể lễ trao bằng tốt nghiệp cho khóa sinh viên Việt Nam đầu tiên hoàn thành chương trình đại học trong khuôn khổ dự án tài trợ bởi Tập đoàn Năng lượng nguyên tử quốc gia Nga ROSATOM. Lao Động đã có cuộc trao đổi với ông Nikolay Dmitriev, Phó Hiệu trưởng phụ trách quan hệ quốc tế Trường ĐH Năng lượng nguyên tử quốc gia Nga (MEPhI).

Xin ông giới thiệu về chương trình hợp tác giữa LB Nga và VN về đào tạo nhân lực chất lượng cao trong lĩnh vực hạt nhân và các kết quả nổi bật của chương trình hợp tác song phương này?

- Các sinh viên quốc tế được đào tạo ở Saint-Petersburg, Tomsk và Vladivostok. Với khóa học “Nhà máy điện hạt nhân: Thiết kế, vận hành và kỹ thuật” của trường MEPhI, hiện nay, có khoảng 250 sinh viên VN đã đăng ký. Nhóm sinh viên VN tốt nghiệp đầu tiên đã hoàn thành xuất sắc khóa học.

Các khóa học nào được cung cấp cho sinh viên VN?

- Khóa học phổ biến nhất là “Nhà máy điện hạt nhân: Thiết kế, vận hành và kỹ thuật”. Do đó, nhóm sinh viên VN đầu tiên đã được đào tạo về chuyên ngành này. Ngoài ra, sinh viên có thể lựa chọn các khóa học như “Vật lý hạt nhân và Kỹ thuật, Hạt nhân, Nhiệt và năng lượng tái tạo và các công nghệ liên quan” hoặc “An ninh thông tin của các hệ thống tự động”, các khóa học về lĩnh vực hạt nhân nói chung.

Xin ông cho biết về triển vọng đào tạo sinh viên VN ở Nga trong lĩnh vực công nghệ hạt nhân?

- Tại trường MEPhI, sinh viên VN có cơ hội tốt để thực hành sử dụng các thiết bị một cách toàn diện. Một cơ hội đặc biệt khác cho sinh viên là việc thực tập ở một nhà máy hạt nhân sau khi hoàn thành năm thứ ba chương trình đại học.

Liệu sinh viên có cơ hội rèn luyện các kỹ năng thực hành trong các công ty của Tập đoàn Rosatom khi thực tập hay nghiên cứu?

- Tập đoàn Rosatom là nơi sinh viên rèn luyện kỹ năng thực tế. Sau khi hoàn thành chương trình học năm thứ 3 và năm thứ 5, sinh viên có thể thực tập tại các doanh nghiệp khác nhau của Tập đoàn Rosatom. Họ có thể đến Novovoronezh và Volgodonsk nơi có hai trung tâm tài nguyên đã được thành lập nhằm đào tạo thực hành trên cơ sở thực tiễn nhà máy điện hạt nhân Novovoronezh và Atommash. Atommash là nhà máy sản xuất của CTCP Atomenergomash (trực thuộc Ban kỹ thuật cơ khí của Tập đoàn Rosatom).

Trong giai đoạn từ năm 2010-2016, hơn 400 sinh viên VN đến Nga để tiếp cận nền giáo dục hạt nhân. Trong năm 2017, xin ông cho biết số lượng sinh viên VN đã tham gia khóa học?

- Trong năm 2017, có 122 sinh viên Việt Nam đăng ký tham gia chương trình đào tạo hạt nhân tại trường MEPhI. Hiện nay, đã có 110 sinh viên đang theo học, và dự kiến trong tương lai gần sẽ có thêm 12 sinh viên. Chúng tôi hy vọng rằng trong năm nay sẽ có nhiều sinh viên sẵn sàng học nâng cao.

1/5 trong tổng số sinh viên của khóa đầu tiên được trao bằng danh dự cho rằng MEPhI có chương trình học tập khá nặng cũng như có các yêu cầu cao. Xin ông cho biết ý kiến về nhận định này?

- Các sinh viên gặp nhiều khó khăn trong việc học tiếng Nga song sinh viên Việt Nam rất siêng năng. Khóa sinh viên đầu rất tích cực học tập do tại thời điểm đó đang diễn ra các cuộc đàm phán cho việc xây dựng nhà máy điện hạt nhân tại Việt Nam, các em sinh viên này mong muốn áp dụng kiến thức đã học được trong thực tế và làm việc tại nhà máy điện hạt nhân. 

Tin mới nhất

Gợi ý dành cho bạn