MỚI NHẤT
CƠ QUAN CỦA TỔNG LIÊN ĐOÀN LAO ĐỘNG VIỆT NAM
Để đạt mục tiêu đạt 34 tỉ USD kim ngạch XK theo mục tiêu đã đề ra, năm 2018 và những năm tiếp theo, ngành dệt may đối diện với nhiều thách thức cả khách quan và chủ quan. Ảnh: PV

Phụ thuộc vào doanh nghiệp FDI, ngành dệt may Việt Nam “gặp khó”

Phong Nguyễn LDO | 14/05/2018 15:16
Mặc dù ngay từ đầu năm, các chuyên gia ngành dệt may dự báo, bước sang năm 2018, ngành dệt may sẽ khởi sắc hơn năm ngoài, nhưng nhiều ý kiến cũng bày tỏ lo ngại: Nhiều yếu tố tác động khiến toàn ngành vẫn tiếp tục phải đối mặt với không ít khó khăn có thể ảnh hưởng tiêu cực đến nhu cầu mua sắm của người tiêu dùng, khiến tổng cầu thế giới về dệt may chỉ tăng 1-2%, thậm chí là không thay đổi.

Tiếp tục đối mặt với sức ép cạnh tranh

Tại Hội nghị trực tuyến về giải pháp tổng thể thúc đẩy xuất khẩu (XK) vừa được tổ chức mới đây, ông Trương Văn Cẩm - Phó Chủ tịch kiêm Tổng thư ký Hiệp hội Dệt may Việt Nam (Vitas)- cho biết: Mặc dù đơn hàng nhập khẩu (XK) tương đối khả quan, nhiều doanh nghiệp (DN) đã ký đơn hàng đến hết Quý II và Quý III.2018, nhưng để đạt mục tiêu đạt 34 tỉ USD kim ngạch XK theo mục tiêu đã đề ra, năm 2018 và những năm tiếp theo, ngành dệt may đối diện với nhiều thách thức".

Một điểm cần lưu ý là, mặc dù các sản phẩm dệt may đã được XK sang 180 quốc gia, chủ yếu tập trung vào 5 thị trường chủ lực là Hoa Kỳ, EU, Nhật Bản, Hàn Quốc và Trung Quốc. Tuy nhiên, ngành dệt may vẫn phụ thuộc nhiều vào các doanh nghiệp (DN) có vốn đầu tư nước ngoài (FDI).

Theo ông Phạm Tất Thắng - Nghiên cứu viên cao cấp Bộ Công Thương- tại những thị trường lớn, đang có trào lưu đóng cửa hoặc hạn chế việc mở cửa thị trường đối với sản phẩm dệt may, điều này sẽ ảnh hưởng tới dệt may Việt Nam. Năng lực cạnh tranh của Việt Nam phải vươn lên mới có thể thoát khỏi sức ép này. Cùng với đó, các DN dệt may có công nghệ chưa bắt nhịp được với xu thế của thời đại rất cần phải thay đổi. Bên cạnh đó, theo cảnh báo của nhiều chuyên gia, trong tương lai, 86% lao động chân tay của ngành dệt may sẽ bị thay thế bằng robot; những đơn hàng sản xuất hàng loạt theo kiểu số đo truyền thống sẽ không còn; chi phí giao dịch, bán hàng sẽ giảm từ 30-80% so với hiện nay, nhiều nhà máy thông minh, nhà máy số sẽ ra đời.

"Gậy thần" nào để vượt qua thách thức?

Theo Bộ Công thương, để tồn tại và phát triển, các doanh nghiệp trong ngành cần phải có chiến lược cụ thể nhằm tận dụng tối đa cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 để nâng cao tính cạnh tran. Thời gian tới, ngành công thương sẽ tiếp tục triển khai mạnh mẽ việc tuyên truyền, thông tin, nâng cao nhận thức của cộng động DN về các FTA để tận dụng những lợi thế, đồng thời duy trì và nâng cao chất lượng tham vấn DN trong quá trình đàm phán ký kết/sửa đổi, nâng cấp các FTA. Bên cạnh đó, giải pháp quan trọng còn là đẩy mạnh phát triển sản xuất, tăng cường đầu tư phát triển công nghiệp hỗ trợ, từng bước chủ động nguồn nguyên liệu phục vụ sản xuất hàng XK, tạo nguồn hàng XK.

Đồng thời, các DN cũng cần chủ động thực hiện các giải pháp như: Kêu gọi đầu tư nước ngoài vào các khâu đang là nguồn cung thiếu hụt của ngành dệt may nhằm hạn chế tối đa việc nhập khẩu nguồn nguyên liệu, góp phần tăng thặng dư thương mại; áp dụng rộng rãi mô hình quản lý Lean trong ngành may; xây dựng DN theo hướng xanh, sạch, an toàn, thân thiện với môi trường, giảm thiểu tối đa áp lực về thời gian làm việc, tạo động lực làm việc cho người lao động; phát triển ngành thời trang gồm thiết kế thời trang và kinh doanh thời trang, tăng tỉ trọng các DN sản xuất kinh doanh theo phương thức ODM và OBM; xây dựng chuỗi cung ứng, liên kết hợp tác trong ngành dệt may cũng như Hiệp hội Dệt May nhằm giảm thiểu chi phí, nâng cao tính cạnh tranh...

Tin mới nhất

Gợi ý dành cho bạn