MỚI NHẤT
CƠ QUAN CỦA TỔNG LIÊN ĐOÀN LAO ĐỘNG VIỆT NAM
Nhỏ gọn và di động, các nhà máy thủy điện mini có công suất lên tới 2 MW, đủ cung cấp điện cho khoảng 250-400 hộ dân. Ảnh: Hà Anh

ROSATOM sẵn sàng hợp tác với Việt Nam trong lĩnh vực thủy điện nhỏ

Hồng Anh LDO | 30/12/2017 06:37
Việt Nam là một trong số 14 nước trên thế giới có tiềm năng phát triển thủy điện lớn nhất. Bên cạnh các dự án thủy điện lớn, tại các khu vực xa xôi -nơi có nhu cầu về điện song cơ sở hạ tầng năng lượng phát triển chưa đồng đều.

Theo các chuyên gia, việc xây dựng các nhà máy thủy điện (NMTĐ) nhỏ và mini cùng với các dự án năng lượng tái tạo có thể cung cấp nguồn năng lượng sạch cho Việt Nam.

Để giải quyết thách thức trên, Tập đoàn Năng lượng nguyên tử quốc gia Nga ROSATOM (ROSATOM) đã đề xuất một giải pháp có giá trị kinh tế cao và thân thiện với môi trường. ROSATOM sẵn sàng hợp tác với Việt Nam xây lắp các NMTĐ mini di động với công suất thấp trên khắp lãnh thổ Việt Nam. Ông Timofey Dolgikh, phụ trách các dự án NMTĐ và NMTĐ mini thuộc CTCP Atomenergomash trực thuộc Ban kỹ thuật cơ khí Tập đoàn Rosatom trao đổi với Lao Động.

Thưa ông, tại sao ROSATOM lại phát triển các dự án nhà máy thủy điện mini?

- Giải pháp duy nhất cho phát triển bền vững và bảo tồn sinh thái là tạo ra sự cân bằng năng lượng "xanh". Ví dụ, hiện nay, việc sử dụng năng lượng hạt nhân có thể giúp giảm khoảng 2,1 tỉ tấn khí thải CO2 mỗi năm. Tập đoàn ROSATOM cũng đang tham gia vào việc phát triển các công nghệ "xanh" khác. Năm 2016, ROSATOM thắng thầu xây dựng 3 trang trại điện gió ở khu vực phía Nam nước Nga, với kinh phí đầu tư hơn 1 tỉ euro. Một hướng phát triển "xanh" khác là các dự án thủy điện nhỏ. Vậy mô hình NMTĐ mini là gì và có thể được sử dụng ở đâu?

NMTĐ mini là mô hình nhà máy phát điện công suất thấp bao gồm một tuabin và một bộ thiết bị phụ trợ, được đặt trong hệ thống thùng chứa. NMTĐ nhỏ có thể đáp ứng được nhu cầu sử dụng điện của người dân và cho sản xuất ở các khu vực không có nguồn cấp điện tập trung hoặc các khu vực gặp nhiều khó khăn xây dựng các đường dây điện. Đây được coi là giải pháp thay thế cho các máy phát điện diesel có giá trị kinh tế thấp, kém thân thiện với môi trường. Ưu điểm chính của thuỷ điện mini là chi phí giảm từ 2-2,5 lần so với NMTĐ truyền thống, tiết kiệm 30% chi phí dự án, giảm chi phí sản xuất điện. Thời gian hoàn vốn khoảng 3,5 năm, tính theo công suất sử dụng lên đến 93%. Công suất tối đa có thể cung cấp là 2 MW. Một nhà máy thủy điện mini có thể cung cấp điện cho khoảng 250 đến 400 hộ dân.

Vậy chi phí cho một nhà máy thủy điện mini là bao nhiêu?

Chi phí cho 01 MW/h dao động từ 800.000 đến 1 triệu USD, bao gồm cả chi phí thiết kế và xây dựng. Đây là mức giá trung bình, tuy nhiên cũng còn phụ thuộc vào các lựa chọn và đặc thù của từng dự án. Thời gian bảo hành nhà máy là 12 năm, tuy nhiên turbin có thể hoạt động trong vòng 40 năm.

Ông đánh giá ra sao về triển vọng hợp tác với Việt Nam trong lĩnh vực này?

Triển vọng hợp tác với Việt Nam là rấ tốt trong lĩnh vực thủy điện nhỏ. Hiện nay, nhu cầu sử dụng điện của hàng triệu người dân Việt Nam đều được đáp ứng đầy đủ, tuy nhiên ở một số vùng quê vẫn còn rất nhiều khó khăn trong việc cung cấp điện cho người dân do thiếu cơ sở hạ tầng cần thiết hay mức giá điện rất cao. Tuy nhiên, nhu cầu sử dụng điện của người tiêu dùng ở các khu vực xa xôi hẻo lánh cũng cần được đáp ứng ổn định với chi phí hợp lý. Bối cảnh hiện nay, NMTĐ mini có thể là giải pháp tối ưu cho vấn đề trên.

Tin mới nhất

Gợi ý dành cho bạn