MỚI NHẤT
CƠ QUAN CỦA TỔNG LIÊN ĐOÀN LAO ĐỘNG VIỆT NAM
Cựu Ngoại trưởng Mỹ Henry Kissinger. Ảnh: Global Look Press

Cựu Ngoại trưởng Mỹ Kissinger nêu 3 cách kết thúc xung đột Nga-Ukraina

Nguyễn Quang (Theo Gazeta.ru) LDO | 03/07/2022 07:03
Cuộc khủng hoảng Nga-Ukraina lúc này có 3 kịch bản có thể xảy ra, theo cựu lãnh đạo Bộ Ngoại giao, cựu cố vấn an ninh quốc gia Mỹ Henry Kissinger.

Trong một cuộc phỏng vấn với The Spectator, cựu Ngoại trưởng Kissinger lưu ý rằng kịch bản đầu tiên liên quan đến việc dừng các lực lượng Nga tại các vị trí họ đã chiếm đóng.

“Nếu Nga dừng lại ở vị trí hiện tại, thì nước này sẽ chiếm 20% Ukraina và phần lớn Donbass, khu vực công nghiệp và nông nghiệp chính, và một phần đất dọc Biển Đen. Nếu dừng lại ở đó thì đây sẽ là một chiến thắng (đối với Nga) và vai trò của NATO sẽ không còn đáng kể như người ta vẫn nghĩ trước đây”, ông Kissinger nói.

Lựa chọn thứ hai, theo quan điểm của cựu Ngoại trưởng Mỹ, liên quan đến nỗ lực "loại bỏ" Nga ra khỏi Crimea và các vùng lãnh thổ được giải phóng như một phần của một chiến dịch đặc biệt, có thể dẫn đến việc khởi động một cuộc tấn công trực tiếp xung đột giữa phương Tây và Nga.

Còn đối với kịch bản thứ ba, theo ông Kissinger, là tua ngược tình hình xung quanh Ukraina về trạng thái của các bên vào thời điểm ngày 24.2, ngày bắt đầu hoạt động đặc biệt của quân đội Nga trên lãnh thổ Ukraina. Như nhà ngoại giao nhấn mạnh, trong những điều kiện như vậy, có thể nói về việc Kiev tái vũ trang một cách nghiêm túc và hợp tác chặt chẽ giữa phía Ukraina và NATO, không loại trừ khả năng Ukraina có thể trở thành thành viên tiếp theo của liên minh.

Trước đó, ngày 12.6, trong một cuộc phỏng vấn với tờ Times, cựu Ngoại trưởng Mỹ Henry Kissinger nói rằng không nên lãng quên nước Nga, và cần phải "tìm chỗ đứng" cho nước Nga sau các sự kiện ở Ukraina.

Về NATO, cựu ngoại trưởng lưu ý rằng cần phải giữ cho được tổ chức "phản ánh sự hợp tác của Châu Âu và Mỹ". Đồng thời, ông nêu rõ sự cần thiết phải thừa nhận sẽ có “những câu hỏi lớn” trong quan hệ của Trung Đông và Châu Á đối với Châu Âu và Châu Mỹ, và các thành viên của Liên minh Bắc Đại Tây Dương không nhất thiết phải có “cùng quan điểm”.

Tin mới nhất

Gợi ý dành cho bạn