MỚI NHẤT
CƠ QUAN CỦA TỔNG LIÊN ĐOÀN LAO ĐỘNG VIỆT NAM
Hình ảnh được cho là nhà cửa bị phá hủy ở Ukraina vốn dĩ là hình ảnh từ vụ nổ ở Lebanon năm 2020. Ảnh: AFP

"Hàng fake" về chiến sự Nga-Ukraina tràn lan trên mạng

Song Minh LDO | 08/03/2022 11:27
Video về tòa nhà bị hư hại nặng nề ở Ukraina được chia sẻ hàng trăm nghìn lần trên mạng hóa ra là video về vụ nổ ở Lebanon năm 2020.

Chiến sự Nga-Ukraina đã khiến thông tin sai lệch trên mạng tăng đột biến.

Một video về các tòa nhà bị hư hại nặng nề đã được xem hàng trăm nghìn lần trên mạng cùng với chú thích "tình hình ở Ukraina" khi thảm họa dân sự đang gia tăng ở đất nước sau cuộc tấn công của Nga. 

Tuy nhiên, theo kiểm chứng của AFP, đoạn video này cho thấy hậu quả của vụ nổ kinh hoàng ở Lebanon đã san bằng toàn bộ khu vực lân cận ở thủ đô Beirut vào tháng 8.2020.

Video được chia sẻ trên Facebook vào ngày 28.2.2022. Nó đã được xem hơn 180.000 lần.

Đoạn video cho thấy những tòa nhà bị san phẳng trên những con phố gần cảng, với cột khói dày đặc bốc lên ở phía xa.

Đoạn video được chú thích bằng tiếng Myanmar: "Tình hình ở Ukraina chỉ là đống tro tàn. Có rất nhiều xác chết giữa các mảnh vỡ".

Một thảm họa dân sự đang gia tăng ở Ukraina sau cuộc tấn công của Nga. Các cuộc pháo kích và các cuộc tấn công mới đã khiến số lượng người tị nạn phải chạy trốn tăng vọt, đôi khi bị trúng hỏa lực. Hàng trăm dân thường đã thiệt mạng và hàng nghìn người bị thương.

Ảnh chụp màn hình trong video giả về Ukraina (trái) và video thật về vụ nổ ở Lebanon (phải

Trên thực tế, đoạn video được quay ở Lebanon vào năm 2020 chứ không phải Ukraina vào năm 2022 - AFP xác nhận.

Tìm kiếm ngược hình ảnh của các khung hình chính trên Google cho thấy video được tổ chức từ thiện Medical Aid cho người Palestine của Anh đăng trên YouTube vào ngày 5.8.2020.

Phần chú thích của video có đoạn: "Beirut bị tàn phá ngày hôm nay do hậu quả của một vụ nổ lớn tại cảng biển Karantina, gây chấn động khắp thủ đô của Lebanon vào chiều hôm qua".

AFP cũng đã đưa tin về vụ nổ Beirut rung chuyển thủ đô Lebanon vào ngày 4.8.2020.

Vụ nổ đã san bằng toàn bộ khu vực lân cận, khiến hơn 200 người thiệt mạng, 6.500 người khác bị thương và khiến những người sống sót rơi vào cảnh khốn cùng.

Đoạn video giả tương ứng với bức ảnh AFP về cảng của Beirut sau vụ nổ (ảnh dưới).

So sánh ảnh chụp màn hình của video giả (trái) với ảnh AFP (phải).

Chú thích của bức ảnh AFP viết: "Một bức ảnh được chụp vào ngày 25.8.2020, cho thấy các hầm chứa ngũ cốc bị hư hại trong bối cảnh bị phá hủy tại bến cảng của Beirut, sau vụ nổ quái vật ở cảng tàn phá thủ đô vào đầu tháng 8".

Video cũng tương ứng với bức ảnh này được gắn thẻ địa lý tại cảng Beirut trên Google Maps.

So sánh ảnh chụp màn hình của video giả (bên trái) với hình ảnh từ Google Maps (bên phải).

Tin mới nhất

Gợi ý dành cho bạn