MỚI NHẤT
CƠ QUAN CỦA TỔNG LIÊN ĐOÀN LAO ĐỘNG VIỆT NAM
Tổng thống Mỹ Joe Biden đã công bố một loạt biện pháp trừng phạt mới nhắm vào Nga. Ảnh: AFP

Những biện pháp trừng phạt của Mỹ có tác động tới Nga?

Anh Vũ LDO | 25/02/2022 11:36

Tổng thống Mỹ Joe Biden đã công bố một loạt biện pháp trừng phạt Nga. Câu hỏi đặt ra là liệu những biện pháp này có hiệu quả đến đâu.

Ngày 24.2, Tổng thống Nga Vladimir Putin đã mở chiến dịch quân sự đặc biệt vào Donbass, miền đông Ukraina.

Trong phát biểu cùng ngày 24.2, Tổng thống Mỹ Joe Biden, vốn đang phải đối mặt với những câu hỏi về việc vội vàng rút quân khỏi Afghanistan, đã lên án Nga về “cuộc tấn công có tính toán trước. Ông Biden đã công bố một loạt các biện pháp trừng phạt mới, vốn được coi là biện pháp răn đe trước đây. Theo đó, Mỹ sẽ áp đặt "những biện pháp nghiêm trọng lên nền kinh tế Nga", bao gồm kiểm soát xuất khẩu, chặn tài sản ngân hàng Nga và các biện pháp trừng phạt cho giới tinh hoa Nga - theo AP.

“Đây là những người có lợi ích cá nhân từ các chính sách của Điện Kremlin. Ông Putin đã chọn cuộc chiến này, bây giờ ông ấy và đất nước của mình sẽ phải gánh chịu hậu quả” - ông Biden cho biết và cam kết sẽ "siết chặt quyền tiếp cận của Nga" đối với toàn bộ tài sản kinh tế và cắt giảm hơn một nửa nhập khẩu công nghệ cao của nước này.

Tuy nhiên, theo giới phân tích, các biện pháp trừng phạt của Mỹ dường như không mang lại kết quả như mong đợi.

“Tôi không thấy Tổng thống Biden có nhiều lựa chọn trong thời gian tới. Nếu nỗ lực của Nga sa lầy thì có thể tạo cơ hội mới cho Mỹ. Nhưng điều đó có vẻ khá xa vời” - tờ The Globe and Mail dẫn lời ông Michael A. Hunzeker, cựu lính thủy đánh bộ, Phó giám đốc Trung tâm Nghiên cứu Chính sách An ninh của Đại học George Mason, cho biết trong một cuộc phỏng vấn.

Bà Mariana Budjeryn, một học giả tại Trung tâm Belfer của Trường Harvard Kennedy, người có bằng khoa học chính trị tại Học viện Kyiv-Mohyla, nhận định: “Ông Biden có thể thực hiện lời hứa của mình bằng cách giáng toàn bộ đòn trừng phạt như đã hứa. Về cơ bản ông ấy có thể ngắt kết nối với Nga. Nếu không, ông ấy chỉ có thể theo dõi người Ukraina chiến đấu và có thể cung cấp cho họ thông tin tình báo và nhận thức tình huống”.

Thủ tướng Đức Olaf Scholz cũng đã lên tiếng hôm 24.2, cho biết sẽ tình nguyện phối hợp với các nước Liên minh Châu Âu và NATO nhằm thực hiện các biện pháp trừng phạt, với hy vọng “nói rõ với Nga rằng họ sẽ phải trả giá đắt cho những hành động của mình”.

Hiện tại, ông Putin đang giữ thế chủ động trong cuộc khủng hoảng này - các lực lượng Nga đã thiết lập ưu thế trên không trong 12 giờ đầu tiên với các đoàn xe và xe tăng vũ trang di chuyển không ngừng trong khu vực - và đang thực hiện mục tiêu của mình mà không có chút phản kháng nào.

Ông Biden đã triển khai các lực lượng bổ sung của Mỹ tới Châu Âu và cho biết “các động thái bổ sung" đã được chuẩn bị sẵn sàng nếu cần thiết.  Ông cho biết chính quyền Mỹ đang "giám sát chặt chẽ" nguồn cung cấp năng lượng trên toàn thế giới và cho biết nước này sẽ giải phóng thêm dầu từ kho dự trữ dầu mỏ chiến lược, nơi có nguồn cung cấp tương đương khoảng 1.000 ngày nhập khẩu ròng.

Tin mới nhất

Gợi ý dành cho bạn