MỚI NHẤT
CƠ QUAN CỦA TỔNG LIÊN ĐOÀN LAO ĐỘNG VIỆT NAM
Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ giải trình những thắc mắc đại biểu quốc hội nêu ra. Ảnh: QH

3 năm triển khai, đề án SGK mới chi được hơn 50 tỉ đồng

Đức Thành - Xuân Hải LDO | 02/11/2017 18:07

Chiều 2.11, tại phiên thảo luận của Quốc hội về việc lùi thời điểm triển khai áp dụng chương trình giáo dục phổ thông và sách giáo khoa mới, đa phần các đại biểu đều đồng tình với đề xuất của Chính phủ. Tuy nhiên, nhiều đại biểu băn khoăn thời gian lùi 1 năm liệu có đảm bảo chất lượng sách giáo khoa?

Giải trình lại các ý kiến đại biểu Quốc hội, Bộ trưởng Bộ GD- ĐT Phùng Xuân Nhạ khẳng định sách giáo khoa là yếu tố đặc biệt quan trọng trong chương trình giáo dục phổ thông.

"Đây là lần đầu tiên có chương trình giáo dục phổ thông tổng thể. SGK lần này cũng chuyển từ phương thức truyền thống là truyền thụ kiến thức sang phát triển năng lực học sinh, khai phóng, thực học, thực nghiệp, dân chủ trong giáo dục".

Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ cho biết, khi đưa ra chương trình tổng thể để lấy ý kiến, Bộ đã triển khai tới 2 lần. Bộ trưởng Nhạ cho biết tổng thể đã ổn song vẫn cần hoàn thiện. Trong quá trình chuẩn bị để đến năm học 2019 – 2020 triển khai, ngành thực hiện từng bước đổi mới, đảm bảo kể cả những khu vực vùng sâu xa cũng không bỡ ngỡ. Đồng thời, ở đâu đủ điều kiện sẽ triển khai sớm.

Bộ trưởng Nhạ "bật mí" thêm chương trình vẫn có độ mở để cập nhật các kiến thức mới, để giáo viên sáng tạo. Cho tới lúc này vẫn chưa có chương trình môn học; chưa công bố các tiêu chuẩn SGK.

Trước đó, ngành giáo dục cũng đã tiến hành rà soát để xây dựng chuẩn nghề nghiệp đối với giáo viên, Hiệu trưởng, cán bộ quản lý, trên cơ sở đó các thầy cô, cán bộ quản lý giáo dục trước hết phải tự hoàn thiện, sau đó mới đến bước bồi dưỡng tập trung của Bộ GD-ĐT. 

Bộ trưởng Nhạ cho biết nội dung tiểu học không có quá nhiều thay đổi, đội ngũ giáo viên cũng yên tâm hơn, vì vậy yên tâm để triển khai. 

Giải trình những chất vấn của đại biểu về việc đề án này đã chi phí ra sao trong 3 năm qua, Bộ trưởng Nhạ cho biết "mới tiêu được 48,8 tỷ, như vậy mới tiêu được hơn 2 triệu USD chứ chưa tiêu được nhiều. Còn đối với chương trình bồi dưỡng giáo viên mới tiêu 2,3 tỷ. Như vậy mới tiêu được hơn 50 tỷ, còn lại mới đang trong kế hoạch".

Kết thúc giải trình, Bộ trưởng Nhạ cam kết với Quốc hội, từng năm một sẽ công khai chi phí này để từng đại biểu Quốc hội được biết.

Tin mới nhất

Gợi ý dành cho bạn