MỚI NHẤT
CƠ QUAN CỦA TỔNG LIÊN ĐOÀN LAO ĐỘNG VIỆT NAM
Nhiều công trình tiền tỉ tại Đắk Lắk bị bỏ hoang. Ảnh: P.V

Ai chịu trách nhiệm khi công trình tiền tỉ “đắp chiếu”?

Hữu Long LDO | 02/08/2017 11:34
Dư luận tại Đắk Lắk bức xúc trước việc hàng loạt công trình tiền tỉ xây xong bị bỏ hoang, xuống cấp nghiêm trọng. Dù nguyên nhân bỏ hoang được chỉ rõ do thiếu đồng bộ, không phù hợp thực tế, đầu tư nửa vời…, thế nhưng đến nay, trách nhiệm những cá nhân, đơn vị liên quan để xảy ra sự lãng phí không được làm rõ.   Dư luận tại Đắk Lắk tỏ ra bức xúc trước việc hàng loạt công trình tiền tỉ xây xong bị bỏ hoang, xuống cấp nghiêm trọng. Dù nguyên nhân của tình trạng này được chỉ rõ do thiếu đồng bộ, không phù hợp thực tế hay đầu tư nửa vời…, thế nhưng đến nay, trách nhiệm những cá nhân, đơn vị liên quan để xảy ra sự lãng phí không được làm rõ.

Chúng tôi từng phản ánh công trình Trường THCS Cư Pul – điểm trường Ea Lang tại xã nghèo Cư Pui, huyện Krông Bông hoàn thành với kinh phí hơn 3 tỉ đồng đã xuống cấp, bỏ hoang, không thể đi vào giảng dạy trong năm học mới.

Được biết, công trình là một trong những hạng mục nằm trong Dự án Quy hoạch sắp xếp, ổn định dân di cư tự do trên địa bàn huyện Krông Bông.

 Trường THCS Cư Pul – điểm trường Ea Lang được đầu tư nhiều tỉ đồng những không thể đi vào hoạt động. Ảnh: H.L

Công trình hoàn thành cuối năm 2016 nhưng chưa đi vào hoạt động bởi điểm trường không thể thành lập phân hiệu mới vì cơ sở vật chất chưa đồng bộ; thiếu phòng làm việc cho giáo viên, nhà vệ sinh, hàng rào... Mà một khi chưa thành lập phân hiệu mới thì Phòng Nội vụ huyện Krông Bông không có cơ sở trình Sở Nội vụ kiến nghị Trung ương bổ sung biên chế giáo viên.

Nguyên nhân được xác định là trường xây dựng chưa đồng bộ, thiếu biên chế giáo viên... Ảnh: H.L

Vậy là hàng trăm em học sinh các thôn nghèo nhất xã Cư Pul trong khi đợi vào học tại điểm trường mới thì năm học này, các em tiếp tục băng hàng chục kilomet đường lầy lội, sỏi đá từ trung tâm thôn ra xã học con chữ.

Trong tình cảnh “đắp chiếu” tương tự, công trình nước sạch ở buôn Trưng (xã Cư Bông, huyện Ea Kar) do Quản lý dự án huyện Ea Kar quản lý từng được đầu tư xây dựng với số tiền khoảng 8,6 tỉ đồng với mục đích cung cấp nước sạch cho 275 hộ dân (khởi công tháng 8.2013-2015) và công trình tuyến kênh dẫn từ hồ thủy lợi Ea Súp Thượng (huyện Ea Súp) khởi công từ năm 2010 nhằm phục vụ, cấp nước tưới tiêu cho 200ha diện tích cây trồng trên địa bàn huyện.

Riêng dự án kênh dẫn từ hồ thủy lợi Ea Súp Thượng được xây dựng bằng nguồn vốn trái phiếu Chính phủ hơn 25 tỉ đồng. Đến đầu 2012, công trình hoàn thành, bàn giao cho Cty Quản lý khai thác công trình thủy lợi Đắk Lắk quản lý.

Đáng nói, sau khi hoàn thành và giao cho có các đơn vị quản lý, hai công trình nói trên cũng bị bỏ hoang, xuống cấp trầm trọng do không có đơn vị quản lý, tu bổ. 

Trong khi kênh tiền tỉ bỏ hoang thì người dân tại huyện Ea Súp vẫn gồng mình đối phó với hạn hán. Ảnh: H.L

Ông Trần Thế Hoan - Giám đốc Cty TNHH MTV Quản lý công trình thủy lợi Đắk Lắk - lý giải cho tình trạng bỏ hoang của tuyến kênh dẫn từ hồ thủy lợi Ea Súp Thượng là bởi kênh dẫn xây dựng không đồng bộ; thiếu kênh nhánh, phục vụ một ít diện tích lúa... Ông Hoang khẳng định, để xảy ra tình trạng xuống cấp, bỏ hoang không phải lỗi đơn vị.

“Việc đầu tư, hoàn thiện các hạng mục phục vụ tưới tiêu không phải trách nhiệm của đơn vị tôi. Chúng tôi chỉ nhận quản lý và phục vụ tưới tiêu cho cây trồng theo tính toán ban đầu. Còn lý do tại sao không đồng đồng bộ nhưng lại nhận quản lý là vì chủ trương của tỉnh chỉ đạo xuống”.

Trong khi dư luận chờ đợi tỉnh Đắk Lắk chỉ rõ trách nhiệm của các cá nhân, đơn vị có liên quan để xảy ra tình trạng lãng phí trên, thì chính quyền cần có giải pháp tu bổ, chuyển đổi công năng phù hợp, tránh sự lãng phí các công trình này...

Tin mới nhất

Gợi ý dành cho bạn