MỚI NHẤT
CƠ QUAN CỦA TỔNG LIÊN ĐOÀN LAO ĐỘNG VIỆT NAM

Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng: "Hướng tới ai cũng có điện thoại thông minh".

Thảo Anh LDO | 06/07/2020 17:23

Sáng 6.7, Bộ Thông tin và Truyền thông tổ chức Hội nghị Sơ kết công tác Thông tin và Truyền thông 6 tháng đầu năm và nhiệm vụ công tác trọng tâm 6 tháng cuối năm 2020.

Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông Nguyễn Mạnh Hùng chủ trì Hội nghị. Tại đây, Bộ trưởng đã tham quan khu triển lãm các nền tảng chuyển đổi số và trực tiếp đưa ra góp ý, chỉ đạo cho các đơn vị.

Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng trao đổi với các đại biểu, đơn vị trong triển lãm. Ảnh: Thảo Anh

Tại hội nghị, Bộ Thông tin và Truyền thông đã báo cáo, đánh giá tình hình công tác quản lý của 6 lĩnh vực, bao gồm: Lĩnh vực Bưu chính; lĩnh vực Viễn thông; lĩnh vực Ứng dụng công nghệ thông tin; lĩnh vực An toàn, an ninh mạng; lĩnh vực Công nghiệp ITC; lĩnh vực Báo chí, truyền thông.

Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông Nguyễn Mạnh Hùng vạch rõ 6 định hướng lớn của ngành thông tin và truyền thông trong thời gian tới, bao gồm: Bưu chính trở thành hạ tầng mạng lưới đảm bảo dòng chảy vật chất bên cạnh dòng chảy dữ liệu; viễn thông trở thành hạ tầng số, bao gồm hạ tầng viễn thông băng rộng và hạ tầng điện toán đám mây; ứng dụng công nghệ thông tin trở thành chuyển đổi số. An toàn thông tin với sứ mệnh làm chủ hệ sinh thái sản phẩm an toàn, an ninh mạng; công nghiệp công nghệ thông tin với sứ mệnh “Made in Vietnam” và báo chí truyền thông với sứ mệnh khơi dậy khát vọng Việt Nam hùng cường thịnh vượng...

Phát biểu và chỉ đạo tại Hội nghị, Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng nhấn mạnh: "Hướng tới mục tiêu mọi người đều có điện thoại thông minh, mọi nhà đều có một đường cáp quang". Điều này sẽ tạo tiền đề cho công cuộc chuyển đổi số, kinh tế số, xã hội số và chính phủ điện tử.

Theo kế hoạch, từ nay đến hết năm 2020, Bộ Thông tin và Truyền thông sẽ hỗ trợ hướng dẫn để 100% các địa phương lập kế hoạch phát triển hạ tầng viễn thông thế hệ mới nhằm nâng tỷ lệ dùng chung cơ sở hạ tầng thụ động lên 17-20%. 

Đồng thời, để thúc đẩy nhanh quá trình xây dựng Chính phủ số, các bộ, ngành, địa phương cần đặt mục tiêu hoàn thành đưa dịch vụ công lên trực tuyến mức độ 4 chậm nhất là vào năm 2021; đẩy mạnh việc doanh nghiệp triển khai ứng dụng công nghệ số tại các địa phương.

Tin mới nhất

Gợi ý dành cho bạn