MỚI NHẤT
CƠ QUAN CỦA TỔNG LIÊN ĐOÀN LAO ĐỘNG VIỆT NAM
Bộ trưởng nhận trách nhiệm về những vấn đề liên quan đến đạo đức giáo viên trong thời gian qua.

Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ được chất vấn về việc "cô giáo quyền lực lên lớp không giảng bài"

Đặng Chung LDO | 07/06/2018 13:09
Trong phiên trả lời chất vấn sáng 6.6, Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ thừa nhận một bộ phận giáo viên đã có những hành vi bạo hành tinh thần và thể chất học sinh, hay trường hợp cô giáo lên lớp không giảng bài, gây bức xúc trong dư luận xã hội.

Có phải giáo viên đang quá áp lực, nên bạo hành trẻ?

Chất vấn Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ về những vấn đề “nóng” trong giáo dục, trong đó có việc giáo viên bạo hành học sinh, Đại biểu Đặng Hoàng Tuấn (Long An) đặt câu hỏi: “Cô giáo là tấm gương mẫu mực cho học sinh noi theo nhưng lại xuất hiện một số sự việc đau lòng như cô giáo phạt trẻ uống nước giẻ lau bảng, ngậm dép… phải chăng cô giáo có nhiều áp lực. Bộ trưởng có giải pháp gì trong thời gian tới?”.

Đại biểu Đặng Hoàng Tuấn (Long An) 

Về những vấn đề đại biểu đặt ra, Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ thừa nhận, bên cạnh nhiều thầy cô đam mê, nhưng còn một số nhà giáo đã có những hành vi, ảnh hưởng đến thuần phong mỹ tục, tôn sư trọng đạo.

“Tôi thấy đây là thiếu sót lớn, nguyên nhân có nhiều nhưng có trách nhiệm của ngành, là khâu đào tạo bồi dưỡng, kiểm soát chưa thường xuyên dẫn đến một số thầy cô không có năng lực, kém phẩm chất. Trong thực tế, chắc chắn còn nhiều vấn đề, nhưng với những vụ việc báo chí đã phản ánh, lên án, đây là cảnh tỉnh lớn đối với ngành, hiệu trưởng các trường” - Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ thẳng thắn.

Tư lệnh ngành giáo dục cũng nhắc lại một số vụ việc gây bức xúc dư luận thời gian qua, đặc biệt là việc cô giáo cả học kỳ “không nói gì” khi đứng lớp. Bộ trưởng cho rằng điều này là khó chấp nhận.

“Tất nhiên, một cô giáo cả kỳ không nói từ nào thì Hội đồng sư phạm, Hội đồng trường phải xem xét trách nhiệm của mình. Những hiện tượng này có một phần vì áp lực.

Cộng đồng giáo viên gần đây chịu áp lực lớn và tôi thường xuyên động viên các thầy cô" - Bộ trưởng Nhạ nói.

Ông cũng cho rằng, xã hội cần phải minh bạch, không vì thiểu số mà đánh đồng, cũng như phải kiên quyết không để “một con sâu làm rầu nồi canh”. 

“Tới đây, chúng tôi sẽ có chương trình đào tạo giáo viên, giáo dục đạo đức trong giáo viên và học sinh.Trong chương trình giáo dục phổ thông mới, chúng tôi nhấn mạnh về giáo dục đạo đức, đặc biệt đào tạo đội ngũ giáo viên sư phạm. Tôi cũng nhận trách nhiệm của ngành trong phát triển đội ngũ giáo viên về chất lượng, số lượng” - Bộ trưởng Nhạ nói thêm.

Đạo đức nhà giáo xuống cấp, trách nhiệm từ nhiều phía

Bình luận về nội dung chất vấn liên quan đến sự xuống cấp đạo đức giáo viên, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân cho rằng "vừa qua dư luận rất bức xúc về vấn đề này". Những trường hợp giáo viên hành xử không đúng mực chỉ là cá biệt, không phải phổ biến. 

"Chúng ta đừng nhìn vào đó để đánh giá rằng các thế hệ nhà giáo chúng ta xuống cấp về đạo đức" - Chủ tịch Quốc hội nêu quan điểm.

Bà Ngân cũng cho rằng, để xảy ra việc giáo viên bạo hành với học sinh, trách nhiệm, có trách nhiệm từ nhiều phía.

“Các trường đều có địa chỉ rõ ràng, ở đó có cộng đồng dân cư, chính quyền, ban ngành, đoàn thể đầy đủ. Nhưng khi xảy ra chuyện thì chính quyền địa phương, đoàn thể ở đó có biết hay không?.

Việc xuống cấp đạo đức của một bộ phận giáo viên có trách nhiệm của cả hệ thống, cộng đồng xã hội chứ không phải chỉ có trách nhiệm của riêng Bộ trưởng Giáo dục", Chủ tịch Quốc hội nhấn mạnh.

Tin mới nhất

Gợi ý dành cho bạn