MỚI NHẤT
CƠ QUAN CỦA TỔNG LIÊN ĐOÀN LAO ĐỘNG VIỆT NAM
PGS.TS Đỗ Duy Cường, Giám đốc Trung tâm Bệnh Nhiệt đới, Bệnh viện Bạch Mai chăm sóc cho người mắc bệnh Whitmore. Ảnh: Mai Thanh

Cảnh báo về căn bệnh không mới nhưng rất nguy hiểm ở Việt Nam

Lệ Hà LDO | 26/10/2023 08:31

Đã có 2 ca tử vong do bệnh Whitmore trong hơn 1 tháng qua. Đây không phải bệnh mới nhưng nhiều người chủ quan.

Liên tiếp ghi nhận ca mắc và tử vong do bệnh Whitmore

Cuối tháng 9.2023, nữ bệnh nhân 15 tuổi, trú tại huyện Quảng Xương, tỉnh Thanh Hoá mắc bệnh Whitmore đã tử vong tại Bệnh viện Nhi Thanh Hoá. Bệnh nhân bị viêm phổi nặng, suy gan, suy thận, có bệnh lý kèm theo là tiểu đường và béo phì. Bệnh nhân có biểu hiện đau họng, ho, sốt cao, uống nhiều nước, sụt 7kg trong vòng 10 ngày. Người bệnh tự mua thuốc điều trị tại nhà nhưng không đỡ. Bệnh diễn biến ngày càng nặng với biểu hiện mệt mỏi, sốt cao, ăn uống kém.

Tại bệnh viện, bệnh nhân được điều trị hồi sức tích cực, thở máy, lọc máu, điều trị kháng sinh, điều chỉnh đường huyết. Tuy nhiên, diễn biến bệnh nhân ngày càng nặng và đã tử vong. Kết quả xét nghiệm cho thấy, nữ sinh nhiễm vi khuẩn Brukholderia pseudomallei, gây bệnh Whitmore. Ngoài mắc vi khuẩn trên, nữ sinh còn bị tiểu đường và béo phì.

Ngày 23.10, lãnh đạo Sở Y tế Quảng Nam cho biết, trên địa bàn có một ca bệnh Whitmore vừa tử vong. Trước đó, Bệnh viện Đa khoa Tâm Trí tiếp nhận bệnh nhân nữ N.T.T.V (sinh năm 1976, trú tại xã Quế Phú, huyện Quế Sơn, tỉnh Quảng Nam) vào cấp cứu trong tình trạng sốt cao, khó thở, mệt mỏi, thở gắng sức. Sau khi được xử trí cấp cứu, bệnh nhân được chẩn đoán: Viêm phổi nặng, theo dõi nhiễm khuẩn huyết.

Bệnh nhân có mắc kèm đái tháo đường type 1 bỏ điều trị khoảng 1 năm; biến chứng suy hô hấp cấp, tăng đường máu cấp.

Sau đó, do tình trạng bệnh diễn biến xấu, các bác sĩ chuyển bệnh nhân đến Bệnh viện Đà Nẵng điều trị tiếp. Bệnh nhân đã tử vong sau đó.

Kết quả bệnh nhân nhiễm Burkholederia pseudomallei.

Nguồn lây nhiễm chưa rõ ràng

PGS.TS Đỗ Duy Cường - Giám đốc Trung tâm Bệnh Nhiệt đới, Bệnh viện Bạch Mai - cho biết: Bệnh Whitmore được coi là “kẻ mạo danh” vì bệnh không có những biểu hiện lâm sàng rõ ràng và thường bị chẩn đoán lâm sàng nhầm sang các bệnh khác như viêm phổi, lao phổi, áp xe cơ, nhiễm trùng huyết do các vi khuẩn khác như tụ cầu, liên cầu... khiến việc điều trị không hiệu quả.

90% bệnh nhân Whitmore có biểu hiện nhiễm khuẩn huyết và viêm phổi, một nửa có nguy cơ biến chứng sốc nhiễm khuẩn và tử vong. Để chẩn đoán chính xác bệnh phải dựa trên các xét nghiệm phân lập và định danh vi khuẩn trong các mẫu bệnh phẩm máu, mủ, đờm, nước tiểu, hoặc dịch não tủy.

“Vi khuẩn Burkholderia pseudomallei gây bệnh sống trong đất, vì thế con đường lây nhiễm chính của bệnh là qua tiếp xúc các vết trầy xước trên da với đất hoặc nước có vi khuẩn”, PGS.TS Đỗ Duy Cường cho hay.

Bệnh được phát hiện ở Việt Nam từ những năm 50 của thế kỷ trước và lưu hành lẻ tẻ tại một số tỉnh phía Nam. Khoảng 5 - 10 năm trước đây, thống kê chỉ có 20 ca mắc Whitmore nhưng thời gian gần đây đã ghi nhận nhiều ca mắc, chủ yếu bệnh nhân đến từ các tỉnh phía Bắc và Bắc Trung Bộ.

Tin mới nhất

Gợi ý dành cho bạn