MỚI NHẤT
CƠ QUAN CỦA TỔNG LIÊN ĐOÀN LAO ĐỘNG VIỆT NAM
Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ và Phó Chủ tịch Hội đồng thành viên KEIDANREN, Chủ tịch Ủy ban Kinh tế Nhật - Việt Masayuki Hyodo. Ảnh: Quochoi.vn

Chủ tịch Quốc hội tiếp đoàn Ủy ban Kinh tế Nhật - Việt của KEIDANREN

Thanh Hà LDO | 28/03/2024 20:36

Ngày 28.3, tại Nhà Quốc hội, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ đã tiếp đoàn Ủy ban Kinh tế Nhật - Việt của Liên đoàn các tổ chức kinh tế Nhật Bản (KEIDANREN), theo Văn phòng Quốc hội.

Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ hoan nghênh ngài Masayoshi Fujimoto và ngài Masayuki Hyodo, Chủ tịch Ủy ban kinh tế Nhật - Việt của Liên đoàn các tổ chức kinh tế Nhật Bản (KEIDANREN) cùng với lãnh đạo các tập đoàn hàng đầu của Nhật Bản là thành viên của KEIDANREN sang Việt Nam tham dự cuộc họp cấp cao khởi động Giai đoạn 1 Sáng kiến chung Việt Nam - Nhật Bản trong kỷ nguyên mới.

Chủ tịch Quốc hội khẳng định, Việt Nam luôn coi trọng và ủng hộ các doanh nghiệp Nhật Bản đầu tư cũng như tham gia kiến nghị chính sách, cải cách thủ tục hành chính, cải thiện môi trường đầu tư tại Việt Nam.

Quốc hội luôn lắng nghe và mong muốn có nhiều ý kiến đóng góp hơn nữa của KEIDANREN với phương châm “không có ý kiến nào của doanh nghiệp mà không được lắng nghe, không có ý kiến nào là không được nghiên cứu tiếp thu hoặc giải trình cụ thể”, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ nhấn mạnh.

Đánh giá cao hoạt động của đoàn tại Việt Nam lần này, trong đó có cuộc họp khởi động Sáng kiến chung Việt Nam - Nhật Bản trong kỷ nguyên mới, giai đoạn 1 do hai Chủ tịch Ủy ban kinh tế Nhật - Việt KEIDANREN và Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng, Đại sứ Đặc mệnh Toàn quyền Nhật Bản tại Việt Nam Yamada Takio đồng chủ trì, Chủ tịch Quốc hội cho rằng đây là bước quan trọng trong triển khai Tuyên bố chung về việc nâng cấp quan hệ Việt Nam - Nhật Bản lên Đối tác Chiến lược toàn diện vì hòa bình và thịnh vượng tại châu Á và trên thế giới.

Trao đổi về các 5 nhóm chương trình trọng điểm trong khuôn khổ Giai đoạn 1 Sáng kiến chung Việt Nam - Nhật Bản trong kỷ nguyên mới gồm: thúc đẩy Cộng đồng phát thải ròng bằng 0 châu Á (AZEC), chuyển đổi xanh (AZEC/GX); thúc đẩy Đổi mới sáng tạo, chuyển đổi số (DX); tăng cường chuỗi cung ứng, bao gồm phát triển ngành công nghiệp hỗ trợ; đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao (lĩnh vực IT, AI, chất bán dẫn); cải cách cơ chế để hoàn thiện môi trường đầu tư, Chủ tịch Quốc hội cho rằng đây đều là những lĩnh vực quan trọng.

Toàn cảnh cuộc tiếp. Ảnh: Quochoi.vn

Do đó, Chủ tịch Quốc hội đề nghị KEIDANREN phối hợp với Bộ Kế hoạch và Đầu tư và các cơ quan hữu quan của Việt Nam để có kế hoạch triển khai cụ thể, thực chất, phối hợp giữa các bên đi đúng hướng ngay từ đầu để có hiệu quả cao nhất.

Nhấn mạnh vai trò của thể chế, chính sách và nguồn lực thực hiện, Chủ tịch Quốc hội cho rằng với vai trò của Quốc hội là cơ quan xây dựng pháp luật và phân bổ ngân sách thì các Ủy ban của Quốc hội cần tham gia vào quá trình triển khai hợp tác, cụ thể hóa Sáng kiến chung Việt Nam - Nhật Bản.

Nếu các Ủy ban của Quốc hội không vào cuộc từ sớm thì sẽ khó bảo đảm tính khả thi cao, hiệu quả cao của thực hiện các chương trình, dự án bởi vấn đề chính sách và phân bổ nguồn lực cả nguồn lực công, hợp tác công tư thực hiện là yếu tố mang tính quyết định.

Tuy nhiên đây lại là nội dung còn thiếu vắng trong chương trình Sáng kiến chung Việt Nam - Nhật Bản trong kỷ nguyên mới giai đoạn 1. Do đó, Chủ tịch Quốc hội đề nghị KEIDANREN nghiên cứu để bổ sung phù hợp.

Đánh giá cao AZEC đã cân bằng hơn trong mục tiêu an ninh năng lượng và chuyển đổi năng lượng, phù hợp hơn với điều kiện của các quốc gia châu Á, Chủ tịch Quốc hội cho rằng vấn đề mấu chốt là hợp tác, hỗ trợ chuyển giao công nghệ, huy động tài chính; đề nghị KEIDANREN tích cực hỗ trợ Việt Nam trong việc tham gia thị trường tín chỉ cacbon, huy động nguồn tài chính xanh.

Về đổi mới sáng tạo thúc đẩy chuyển đổi số, nêu rõ đây là vấn đề có tính toàn cầu mà không quốc gia nào có thể đứng ngoài, Chủ tịch Quốc hội cho rằng vấn đề này gắn với niềm tin số, chuyển đổi số an toàn, an ninh mạng, kết nối toàn cầu.

Về chuỗi cung ứng và công nghiệp hỗ trợ, Chủ tịch Quốc hội cho rằng, vấn đề mấu chốt là liên kết doanh nghiệp Việt Nam và doanh nghiệp FDI. Nếu không có sự liên kết chặt chẽ giữa doanh nghiệp FDI và doanh nghiệp Việt Nam thì rất khó phát triển công nghiệp hỗ trợ và chuỗi cung ứng, chuỗi giá trị. Đây cũng là những lĩnh vực Nhật Bản có thế mạnh. Do đó, Chủ tịch Quốc hội mong KEIDANREN quan tâm thúc đẩy vấn đề này.

Tin mới nhất

Gợi ý dành cho bạn