MỚI NHẤT
CƠ QUAN CỦA TỔNG LIÊN ĐOÀN LAO ĐỘNG VIỆT NAM
Người dân đốn hạ cây, sau đó đốt để trồng cây. Ảnh: Hưng Thơ.

“Công nghệ” biến đất rừng thành đất sản xuất

Hưng Thơ LDO | 14/07/2017 18:22
Từ đầu năm 2017 đến nay, ở tiểu khu 695P (xã Hướng Phùng, huyện Hướng Hóa, Quảng Trị) và tiểu khu 693 (xã Tân Thành, huyện Hướng Hóa) do Ban Quản lý rừng phòng hộ Hướng Hóa – Đak Rông quản lý, đã có 7,59ha đất lâm nghiệp, rừng bị chặt phá. 
Ghi nhận của PV Báo Lao Động, ngoài 2 tiểu khu trên, ở khu vực giáp ranh do địa phương quản lý còn xảy ra tình trạng khai thác trái phép cây rừng. Những cây lớn được đốn ngã, rọc phách rồi “biến mất”, những cây nhỏ được cưa ngắn, chất thành đống, đốt thành tro. Cây rừng bị thủ tiêu, người dân lập tức trồng chuối, lúa trên đó, và nghiễm nhiên sau đó cơ quan chức năng đề xuất chuyển đất này sang đất sản xuất.
Cây nằm ngổn ngang giữa rẫy lúa. Cạnh đó là đám cây rừng còn sót lại, chẳng bao lâu nữa sẽ "đến lượt" nằm xuống. Ảnh: Hưng Thơ.
Cây ngã xuống, lúa mọc lên. Phần đất này thuộc lâm phần của Ban quản lý rừng phòng hộ Hướng Hóa - Đak Rông quản lý, hiện đang xin chủ trương chuyển từ đất lâm nghiệp sang đất sản xuất. "Vì bà con đã làm nương rẫy ở đó, chuyển sang đất sản xuất cho thuận tiện và trả cho địa phương quản lý" - một lãnh đạo kiểm lâm huyện Hướng Hóa, xác nhận.
Để hợp thức hóa nhanh chóng, cây gỗ bị cưa ngã, cắt thành khúc ngắn rồi chất đống để đốt phi tang. Ảnh: Hưng Thơ.
Những khoảng rừng rậm, bị lấn chiếm và một thời gian sau thành đất sản xuất trở thành chuyện đương nhiên.
Những khúc gỗ có giá trị được rọc phách, vận chuyển bằng cộ trâu.
Gỗ tập kết ở tọa độ E00538773 N01842010, địa điểm này chỉ cách đường quốc phòng từ Lao Bảo đi Hướng Phùng chưa đến 1km (Km6). Ảnh: Hưng Thơ.

 

Tin mới nhất

Gợi ý dành cho bạn