MỚI NHẤT
CƠ QUAN CỦA TỔNG LIÊN ĐOÀN LAO ĐỘNG VIỆT NAM
Đại biểu Lê Thanh Vân - Uỷ viên Thường trực Uỷ ban Tài chính - Ngân sách của Quốc hội. Ảnh: T.Vương

Đặc biệt quan tâm tới công tác cán bộ, nguồn nhân lực chất lượng cao

VƯƠNG TRẦN LDO | 06/11/2020 08:33
Dự thảo các Văn kiện trình Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng đang được công bố để lấy ý kiến nhân dân. PV Lao Động đã có trao đổi với các vị Đại biểu Quốc hội (ĐBQH) về việc góp ý vào dự thảo Báo cáo Chính trị của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khoá XII tại Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng.

Cán bộ là cái gốc của mọi vấn đề

Quan tâm góp ý vào dự thảo Báo cáo Chính trị của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khoá XII tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng, đại biểu Lê Thanh Vân - Uỷ viên Thường trực Ủy ban Tài chính, Ngân sách của Quốc hội - cho biết, ông chú ý về vấn đề phân bổ nguồn lực, trong đó là nguồn nhân lực chất lượng cao. Ông Vân cho rằng, nguồn nhân lực chất lượng cao là nhân lực trong lãnh đạo quản lý, trong khoa học công nghệ, nghiệp vụ và tính chất lành nghề trong tác nghiệp.

Theo đại biểu Lê Thanh Vân, nguồn nhân lực chất lượng cao đóng vai trò vô cùng quan trọng vì đây là chủ thể sáng tạo ra chính sách, tổ chức thực hiện tốt nhất và bắt kịp thời đại.

“Hiện nay, chúng ta chưa chú trọng đến việc phân loại cán bộ theo từng lĩnh vực để bố trí phù hợp với năng lực. Tôi mong muốn, việc lựa chọn Uỷ viên Ban Chấp hành Trung ương phải trí tuệ, sáng suốt, thực sự là tinh hoa của dân tộc để dẫn dắt được đất nước đi lên”, đại biểu nêu suy nghĩ.

Đề cập tới vấn đề nhân sự, công tác cán bộ, đại biểu Lê Thanh Vân cho hay, ông đặc biệt quan tâm tới công tác cán bộ. Bởi như Bác Hồ đã nói, sự nghiệp cách mạng thành hay bại đều do công tác cán bộ tốt hay kém.

Ông Lê Thanh Vân nhấn mạnh: “Văn kiện Đảng chính là một sản phẩm của tư duy, tinh hoa trí tuệ của Đảng. Sản phẩm đó trước hết phải do người có trí tuệ xây dựng và hoạch định. Việc tổ chức thực hiện, triển khai cũng cần là người có năng lực vận hành, sai phạm cũng từ đấy mà ra. Cho nên vấn đề quan tâm số một của tôi là công tác cán bộ. Bởi cán bộ là cái gốc của mọi vấn đề”.

Ông Vân cũng cho rằng, các đại biểu Quốc hội cũng cần thảo luận để làm rõ hơn các chỉ tiêu đạt được trong nhiệm kỳ 5 năm tới đặt ra cao hay thấp phải có căn cứ; giải pháp thực hiện mục tiêu đặt ra trong Văn kiện Đại hội, trên phương diện quốc gia thì cần giải pháp gì, rồi đi sâu hơn những vấn đề khác như xây dựng Đảng, chống tham nhũng, xây dựng bộ máy nhà nước, đặc biệt là công tác cán bộ.

Tránh quan điểm công bằng nhưng thực hiện theo hình thức cào bằng

Theo Đại biểu Bùi Sỹ Lợi - Phó Chủ nhiệm Uỷ ban về các vấn đề xã hội của Quốc hội nêu ý kiến, với tư cách là những người xây dựng pháp luật, giám sát tình hình thực hiện kinh tế - xã hội, đồng thời là người quyết định vấn đề quan trọng của đất nước, các đại biểu Quốc hội nghiên cứu kỹ các văn kiện của Trung ương, đóng góp với tinh thần trách nhiệm cao, để các Văn kiện đi vào cuộc sống. Trong đó, những tồn tại, vướng mắc trong quá trình thực hiện các chỉ tiêu phát triển kinh tế - xã hội cần được tính toán, phân tích sâu.

Đi sâu vào nội dung cụ thể, ông Lợi cho rằng, nội dung Văn kiện Đại hội XIII của Đảng cần tập trung giải quyết cho được vấn đề công bằng xã hội thực chất; tránh quan điểm, tư tưởng công bằng nhưng lại thực hiện theo hình thức cào bằng.

Ông Lợi phân tích cụ thể một số vấn đề như trong quá trình thực hiện các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội, nhất là chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững, có lúc, có nơi, việc thực hiện công bằng không đúng với ý nghĩa của sự phát triển. Có chính sách cho không hoặc cho vay, hỗ trợ không có điều kiện gì; điều đó không có ý nghĩa để thực hiện công bằng xã hội.

Chính sự cào bằng này đã tạo ra sức ì trong xã hội và có thể khiến người dân ganh tỵ với nhau mà không tạo động lực để phát triển.

“Trong quá trình phát triển thì công bằng xã hội phải tuân thủ theo một nguyên tắc của Hiến pháp. Tức là đảm bảo quyền, lợi ích hợp pháp của công dân. Cho nên, khi công dân muốn được hưởng quyền lợi thì phải có nghĩa vụ, không nên cào bằng theo cái cách thức mà người dân chỉ nghĩ đến quyền lợi mà không nghĩ đến việc đóng góp cống hiến của mình. Điều đó không có ý nghĩa. Cho nên lần này Nghị quyết của Đại hội XIII làm sao khi nhấn mạnh đến yếu tố công bằng thì phải đảm bảo đó là công bằng thực chất” - ông Lợi nhấn mạnh.

Tin mới nhất

Gợi ý dành cho bạn