MỚI NHẤT
CƠ QUAN CỦA TỔNG LIÊN ĐOÀN LAO ĐỘNG VIỆT NAM
Theo ĐBQH Lưu Bình Nhưỡng, bản chất vẫn là học phí thì phải giữ nguyên cách gọi.

Đại biểu QH Lưu Bình Nhưỡng: Học phí phải giữ nguyên cách gọi

Lê Phương LDO | 06/06/2018 11:51

Trao đổi với PV Lao Động bên hành lang Quốc hội sáng 6.6 về học phí, học giá; đại biểu Quốc hội Lưu Bình Nhưỡng cho rằng bản chất vẫn là học phí thì phải giữ nguyên cách gọi, chứ ngôn ngữ sử dụng không được thay đổi.

Thưa ĐB, ông đánh giá như thế nào khi Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ nói “giá dịch vụ đào tạo” thay “học phí”?

- Chúng ta đang áp dụng cơ chế thị trường. Nhà nước chỉ đầu tư phần của nhà nước, đó là vấn đề an sinh, đào tạo ra con người là trách nhiệm của Nhà nước nhưng vẫn phải xem xét và tôi sẽ hỏi Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ vấn đề này.

Vấn đề học phí không giống như xưa là phần phân phát của nhà nước được. Nhà trường phải chuyển sang coi đây là dịch vụ công, đã là dịch vụ công thì người ta phải trả tiền, phải được tính đúng tính đủ như y tế. Nhưng không nên thay chữ học phí là học giá. Nó vẫn là học phí, bản chất là học phí nhưng giờ nó khác xưa về cơ cấu, thành phần, liều lượng của các khoản đầu tư. Ngôn ngữ sử dụng không được thay đổi. Bản chất vẫn là học phí.

Vậy dù học giá hay học phí thì các trường vẫn được quyền tính thêm, thưa ông?

- Đương nhiên nhưng phải phụ thuộc các học phần trong giáo dục, ví dự như lĩnh vực đào tạo mầm non, phổ thông thì đầu tư công cao hơn đại học. Giáo dục đại học thì học phí phải cao hơn vì tính xã hội hóa cao hơn. Giáo dục mầm non, phổ thông là chân đế của nhân cách và kiến thức thì Nhà nước phải có trách nhiệm, khi người học bước vào giáo dục chuyên nghiệp, gồm giáo dục đại học và nghề nghiệp thì phải có trách nhiệm đóng góp vì anh đã chuẩn bị hành trang cho thị trường, đầu tư công phải giảm xuống. Như vậy, chúng ta phải tập trung cho chân đế chứ không tập trung cho cái đỉnh tháp.

Đại biểu thống nhất tính đúng, tính đủ nhưng không được thay đổi tên “học phí”?

- Đương nhiên!

Xin cảm ơn ông.

Tin mới nhất

Gợi ý dành cho bạn