MỚI NHẤT
CƠ QUAN CỦA TỔNG LIÊN ĐOÀN LAO ĐỘNG VIỆT NAM
Phó Trưởng ban Ban Công tác đại biểu Nguyễn Tuấn Anh. Ảnh: Phạm Đông

Đề xuất một số trường hợp đặc biệt được tái ứng cử ĐBQH khóa XV

Hà Phương - Phạm Đông LDO | 23/03/2021 12:16

Phó trưởng Ban Công tác Đại biểu Nguyễn Tuấn Anh đã có thông tin về một số trường hợp đặc biệt được đề nghị xem xét tái ứng cử đại biểu Quốc hội khóa XV.

Sáng 23.3, Tổng Thư ký Quốc hội, Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội Nguyễn Hạnh Phúc chủ trì họp báo về dự kiến chương trình kỳ họp thứ 11, Quốc hội khóa XIV.

Trả lời báo chí về chất lượng đại biểu, ông Nguyễn Tuấn Anh, Phó trưởng Ban Công tác Đại biểu (Uỷ ban Thường vụ Quốc hội) cho biết: Trong nhiệm kỳ Quốc hội khóa XIV có nhiều đại biểu Quốc hội bị đưa ra xem xét tư cách đại biểu, kể cả có những đại biểu giữ cương vị cao trong bộ máy nhà nước vi phạm đã bị đưa ra xem xét.

Theo ông Nguyễn Tuấn Anh, việc đổi mới của Quốc hội có sự song hành của Chính phủ và sự cương quyết của Đảng về công tác phòng chống tham nhũng. Trong số 494 đại biểu được bầu vào Quốc hội khóa XIV đều đủ tư cách, nhưng khi các đại biểu đã trúng cử, việc thẩm tra tư cách đại biểu đã phát hiện những đại biểu không còn đủ tư cách nên đã đưa ra khỏi Quốc hội.

Tiếp đó, ông Nguyễn Tuấn Anh đã có thông tin về một số trường hợp đặc biệt được đề nghị xem xét tái ứng cử đại biểu Quốc hội khóa XV.

Theo ông Nguyễn Tuấn Anh, ngoài những tiêu chuẩn chung của đại biểu Quốc hội thì đại biểu chuyên trách còn quy định độ tuổi. Tuổi ở đây đã quy định theo Bộ luật Lao động, có hiệu lực từ 1.1.2021.

Phó trưởng Ban Công tác Đại biểu Nguyễn Tuấn Anh cũng cho biết, rút kinh nghiệm tại kỳ Quốc hội khóa XIV, Quốc hội khóa XV sẽ tiếp tục nâng cao chất lượng đại biểu Quốc hội, các đại biểu chuyên trách phải đảm bảo tuổi, áp dụng theo Bộ Luật lao động.

“Không vì cơ cấu mà làm giảm đi chất lượng của đại biểu”, ông Nguyễn Tuấn Anh khẳng định.

Tại kỳ họp này, Quốc hội sẽ tập trung thảo luận, xem xét, thông qua dự án Luật Phòng, chống ma túy (sửa đổi). Dự thảo Luật trình Quốc hội thông qua tại kỳ họp này gồm 5 chương, 54 điều (giảm 2 điều so với Luật cũ).

Phạm vi điều chỉnh của Luật bao gồm: phòng, chống ma túy; quản lý người sử dụng trái phép chất ma túy; cai nghiện ma túy; trách nhiệm của cá nhân, gia đình, cơ quan, tổ chức trong phòng, chống ma túy; quản lý nhà nước và hợp tác quốc tế về phòng, chống ma túy.

Theo dự thảo, Luật Phòng, chống ma túy (sửa đổi) có hiệu lực thi hành kể từ ngày 1.1.2022.

Tin mới nhất

Gợi ý dành cho bạn