MỚI NHẤT
CƠ QUAN CỦA TỔNG LIÊN ĐOÀN LAO ĐỘNG VIỆT NAM
Sáng 23.5, các ĐB thảo luận về một số nội dung còn ý kiến khác nhau của dự án Luật Đơn vị hành chính - kinh tế đặc biệt Vân Đồn, Bắc Vân Phong, Phú Quốc.

Điều chỉnh quy mô vốn đầu tư cảng hàng không quốc tế đặc khu lên 6.000 tỷ đồng

Lê Phương LDO | 23/05/2018 10:22
Ủy ban Thường vụ Quốc hội (UBTVQH) đã đề nghị Cơ quan soạn thảo điều chỉnh quy mô vốn đầu tư tối thiểu đối với dự án xây dựng và kinh doanh cảng hàng không quốc tế lên 6.000 tỷ đồng.

Vì theo tổng hợp ý kiến đại biểu và cân nhắc thực tế hiện nay, ngoài các dự án cảng hàng không quốc tế Nội Bài, Tân Sơn Nhất và Long Thành thì các dự án cảng hàng không quốc tế khác đều có quy mô tổng vốn đầu tư khoảng 5.000 – 6.000 tỷ đồng (Cát Bi: 5.100 tỷ đồng, Phú Quốc 5.007 tỷ đồng, Cam Ranh: 5.635 tỷ đồng).

UBTVQH đã đề nghị Cơ quan soạn thảo cung cấp thông tin, làm rõ quy mô vốn của các dự án cùng loại đã đầu tư ở nước ta; trên cơ sở đó, đã chỉ đạo tiếp thu, điều chỉnh quy mô vốn đầu tư tối thiểu đối với dự án đầu tư xây dựng và kinh doanh khu dịch vụ, du lịch và vui chơi giải trí tổng hợp có casino lên 45.000 tỷ đồng, dự án đầu tư xây dựng và kinh doanh cảng hàng không quốc tế lên 6.000 tỷ đồng (dự thảo Luật là 5.000 tỷ đồng) cho phù hợp với thực tiễn.

Đối với quy mô vốn đầu tư tối thiểu của dự án đầu tư xây dựng và kinh doanh cảng biển hàng hóa và hành khách quốc tế, sau khi cân nhắc, tham khảo số liệu về suất đầu tư và quy mô vốn thực tế của các dự án cùng loại, đồng thời, xem xét điều kiện cụ thể của các đặc khu, UBTVQH đề nghị quy định như trong dự thảo Luật.

Về cơ chế, chính sách đặc biệt về đầu tư kinh doanh, các ngành, nghề ưu tiên phát triển tại từng đặc khu đã được Chính phủ nghiên cứu, cân nhắc thận trọng trên cơ sở đặc điểm, tiềm năng, thế mạnh của từng đặc khu. Đây là nội dung quan trọng, xuyên suốt, thể hiện mục tiêu, định hướng ưu tiên phát triển của từng đặc khu, là căn cứ để xác định và thực hiện các chính sách ưu đãi và chính sách khác, do đó, cần được quy định rõ trong dự thảo Luật thể hiện sự minh bạch, ổn định và nhất quán về cơ chế, chính sách phát triển đặc khu, tạo sự yên tâm, tin tưởng cho nhà đầu tư.

Một số ngành, nghề được định hướng ưu tiên phát triển ở cả 3 đặc khu là cần thiết nhưng cũng cần bảo đảm nguyên tắc tránh dàn trải, ưu đãi có trọng tâm, trọng điểm để phát huy lợi thế của từng đặc khu.

Tiếp thu ý kiến các vị ĐBQH, đề xuất của Cơ quan soạn thảo và ý kiến của Thủ tướng Chính phủ, dự thảo Luật đã bổ sung ngành, nghề: Dịch vụ tài chính và logistics đối với đặc khu Vân Đồn; sản xuất sản phẩm và chuyển giao công nghệ trong lĩnh vực hải dương, hàng hải, sinh học và sinh thái biển đối với đặc khu Bắc Vân Phong.

Tin mới nhất

Gợi ý dành cho bạn