MỚI NHẤT
CƠ QUAN CỦA TỔNG LIÊN ĐOÀN LAO ĐỘNG VIỆT NAM
Tỉ lệ đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc là 3% vào quỹ ốm đau và thai sản; 22% vào quỹ hưu trí và tử tuất. Ảnh: Hải Nguyễn

Được lựa chọn lại tiền lương làm căn cứ đóng bảo hiểm xã hội

Phạm Đông LDO | 19/08/2023 07:07

Tiền lương làm căn cứ đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc cao nhất bằng 8 lần mức lương tối thiểu tháng vùng cao nhất do Chính phủ công bố.

Theo chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2023, dự án Luật Bảo hiểm Xã hội (sửa đổi) dự kiến sẽ được trình Quốc hội tại kỳ họp thứ 6 (tháng 10.2023).

Dự thảo luật đã xác định căn cứ đóng bảo hiểm xã hội (BHXH) bắt buộc và BHXH tự nguyện.

Thứ nhất là tiền lương làm căn cứ đóng BHXH bắt buộc. Theo đó, người lao động thuộc đối tượng thực hiện chế độ tiền lương do Nhà nước quy định thì tiền lương làm căn cứ đóng BHXH là tiền lương tháng theo ngạch, bậc, cấp bậc quân hàm và các khoản phụ cấp chức vụ, phụ cấp thâm niên vượt khung, phụ cấp thâm niên nghề (nếu có).

Tiền lương làm căn cứ đóng BHXH của người lao động thuộc đối tượng thực hiện chế độ tiền lương do Nhà nước quy định khi Nhà nước thực hiện cải cách chính sách tiền lương đối với cán bộ, công chức, viên chức, lực lượng vũ trang được thực hiện theo quy định của Chính phủ.

Người lao động đóng BHXH theo chế độ tiền lương do người sử dụng lao động quyết định thì tiền lương làm căn cứ đóng BHXH là tiền lương tháng, bao gồm mức lương, phụ cấp lương, các khoản bổ sung khác, được trả thường xuyên và ổn định trong mỗi kỳ trả lương.

Đối với trường hợp người lao động chưa có thời gian đóng BHXH bắt buộc hoặc đã hưởng BHXH một lần thì tiền lương làm căn cứ đóng BHXH bắt buộc do người lao động lựa chọn từ tiền lương làm căn cứ đóng BHXH bắt buộc thấp nhất đến tiền lương làm căn cứ đóng cao nhất quy định tại điểm e khoản này.

Người lao động được lựa chọn lại tiền lương làm căn cứ đóng BHXH sau ít nhất một năm thực hiện đóng BHXH theo tiền lương làm căn cứ đóng BHXH đã lựa chọn.

Tiền lương làm căn cứ đóng BHXH bắt buộc thấp nhất bằng một nửa mức lương tối thiểu tháng vùng cao nhất do Chính phủ công bố. Tiền lương làm căn cứ đóng BHXH bắt buộc cao nhất bằng 8 lần mức lương tối thiểu tháng vùng cao nhất do Chính phủ công bố.

Thứ hai, lấy thu nhập làm căn cứ đóng BHXH tự nguyện.

Theo đó, người lao động quy định tại khoản 4 điều 3 của luật này lựa chọn mức thu nhập làm căn cứ đóng BHXH tự nguyện, thấp nhất bằng một nửa mức lương tối thiểu tháng vùng thấp nhất do Chính phủ công bố và cao nhất bằng tiền lương làm căn cứ đóng BHXH bắt buộc cao nhất quy định tại điểm e khoản 1 điều này.

Thứ ba, Chính phủ quy định chi tiết điểm b, điểm c khoản 1 Điều này và việc truy thu, truy đóng tiền lương tháng đóng BHXH bắt buộc đối với người lao động, người sử dụng lao động.

Dự thảo luật cũng quy định tỉ lệ đóng BHXH bắt buộc là 3% vào quỹ ốm đau và thai sản; 22% vào quỹ hưu trí và tử tuất.

Tỉ lệ đóng BHXH tự nguyện là 22% vào quỹ hưu trí và tử tuất.

Về mức đóng, người lao động quy định tại các điểm a, b, c, d, h, i và k khoản 1 liều 3 của luật này, hằng tháng đóng bằng 8% tiền lương làm căn cứ đóng BHXH bắt buộc vào quỹ hưu trí và tử tuất.

Người lao động quy định tại điểm e khoản 1 điều 3 của luật này, mức đóng và phương thức đóng được quy định là mức đóng hằng tháng bằng 22% tiền lương làm căn cứ đóng BHXH bắt buộc vào quỹ hưu trí và tử tuất.

Tin mới nhất

Gợi ý dành cho bạn