MỚI NHẤT
CƠ QUAN CỦA TỔNG LIÊN ĐOÀN LAO ĐỘNG VIỆT NAM
Hội nghị trực tuyến sơ kết 5 năm thực hiện Nghị quyết liên tịch số 403. Ảnh: Phạm Đông

Giám sát, phản biện xã hội của Mặt trận đi vào chiều sâu, hiệu quả thiết thực

PHẠM ĐÔNG LDO | 06/07/2023 11:20

Ngày 6.7, tại Hà Nội, Ban Thường trực Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam tổ Việt Nam chức Hội nghị trực tuyến sơ kết 5 năm thực hiện Nghị quyết liên tịch số 403/2017/NQLT-UBTVQH14-CP-ĐCTUBTƯMTTQVN ngày 15.6.2017 quy định chi tiết các hình thức giám sát, phản biện xã hội của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam.

Chủ trì hội nghị tại điểm cầu Trung ương có ông Đỗ Văn Chiến, Bí thư Trung ương Đảng, Chủ tịch Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam; bà Nguyễn Thị Thu Hà, Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Chủ tịch - Tổng Thư ký Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam; bà Trương Thị Ngọc Ánh, Phó Chủ tịch Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam.

Phát biểu khai mạc hội nghị, bà Nguyễn Thị Thu Hà nêu rõ, giám sát phản biện xã hội là một trong những chức năng nhiệm vụ cơ bản, quan trọng hàng đầu của MTTQ Việt Nam.

Sau 5 năm thực hiện Nghị quyết liên tịch (NQLT) số 403, công tác giám sát, phản biện xã hội của MTTQ và các tổ chức thành viên ngày càng đi vào chiều sâu, cụ thể hơn, chặt chẽ hơn, phát huy hiệu quả thiết thực, được cấp ủy, chính quyền ghi nhận, đánh giá cao.

Vị trí, vai trò của MTTQ Việt Nam và các tổ chức chính trị - xã hội các cấp ngày càng được khẳng định, phát huy trong hệ thống chính trị và đời sống xã hội.

Bà Nguyễn Thị Thu Hà phát biểu tại hội nghị. Ảnh: Phạm Đông

Báo cáo kết quả thực hiện NQLT số 403, Phó Chủ tịch Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam Trương Thị Ngọc Ánh cho biết, trong 5 năm, Ban Thường trực Ủy ban MTTQ các cấp đã tiến hành giám sát 60.463 cuộc trong đó MTTQ cấp tỉnh giám sát được 2.689 cuộc; MTTQ cấp huyện giám sát 11.638 cuộc và Mặt trận cấp xã giám sát 46.136 cuộc.

Công tác giám sát thực hiện trên nhiều lĩnh vực như: giám sát cán bộ, đảng viên và công tác cán bộ; giám sát việc thực hiện pháp luật về tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo đối với Chủ tịch UBND các cấp; giám sát việc thực hiện chương trình phối hợp vận động và bảo đảm an toàn thực phẩm...

Ông Ngô Trung Thành, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật của Quốc hội. Ảnh: Phạm Đông

Tại hội nghị, ông Ngô Trung Thành, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật của Quốc hội đề xuất việc tham gia giám sát, phản biện xã hội của Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam cần bao quát trong quá trình xây dựng văn bản quy phạm pháp luật.

Đơn cử, Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam có thể tham gia các khâu như thẩm tra, chỉnh lý trong quy trình xây dựng văn bản quy phạm pháp luật.

Ông Ngô Trung Thành kiến nghị, Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam tiếp tục phối hợp chặt chẽ hơn với các cơ quan của Quốc hội, giám sát đến cùng, phản biện đến cùng, góp phần nâng cao hiệu quả công tác giám sát, phản biện xã hội của Mặt trận đối với hoạt động xây dựng luật của Quốc hội.

Điểm cầu TP Hồ Chí Minh. Ảnh: MTTQ Việt Nam

Tham luận tại hội nghị, Chủ tịch Uỷ ban MTTQ Việt Nam TPHCM Trần Thị Kim Yến cho rằng, MTTQ các cấp và các tổ chức chính trị - xã hội cần tiếp tục tăng cường các hoạt động giám sát việc thực hiện các chủ trương, Nghị quyết của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước liên quan đến quyền và lợi ích chính đáng, hợp pháp của nhân dân.

Giám sát những việc liên quan đến phát huy quyền làm chủ của nhân dân, đặc biệt đối với lĩnh vực đất đai, quy hoạch, đền bù giải tỏa mặt bằng.

Đồng thời, cần tập trung giám sát phát hiện, góp phần ngăn chặn tình trạng nhũng nhiễu của cán bộ, công chức trực tiếp giải quyết công việc với người dân.

Quan tâm giám sát các lĩnh vực văn hóa - giáo dục - y tế - bảo vệ môi trường nhằm góp phần cùng các ngành chức năng chăm lo ngày càng tốt hơn cuộc sống của nhân dân.

Cũng theo bà Trần Thị Kim Yến, để hoạt động giám sát, phản biện xã hội hiệu quả thì cần nghiên cứu kinh phí hỗ trợ tương xứng trong phát huy vai trò và trí tuệ của các chuyên gia, nhà khoa học tham gia hoạt động giám sát, phản biện xã hội.

Tin mới nhất

Gợi ý dành cho bạn