MỚI NHẤT
CƠ QUAN CỦA TỔNG LIÊN ĐOÀN LAO ĐỘNG VIỆT NAM

Giao thông nông thôn “nghèo nàn”, lao động miền núi thất nghiệp: Chất vấn hai bộ trưởng

VƯƠNG TRẦN - CAO NGUYÊN LDO | 13/08/2018 13:41
Tình hình giải quyết bài toán lao động việc làm, tình hình cầu, đường giao thông tại khu vực miền núi thời gian qua nhận được nhiều sự quan tâm trong phiên chất vấn sáng 13.8 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội.

Đào tạo nghề theo đơn đặt hàng doanh nghiệp

Nêu câu hỏi chất vấn, ĐB Trần Văn Chiến (Vĩnh Phúc) cho rằng, Nhà nước ban hành nhiều chính sách ưu tiên, nhất là về lao động, việc làm nhưng việc bố trí việc làm còn hạn chế, nhất là sau đào tạo. Bộ trưởng có giải pháp gì giải quyết việc làm cho con em dân tộc thiểu số sau khi được đào tạo?

Trả lời câu hỏi này, Bộ trưởng Lao động Thương binh-Xã hội (LĐTBXH) Đào Ngọc Dung nhìn nhận hiện nhiều thanh niên nông thôn tốt nghiệp ra trường gặp khó khăn.

Bộ trưởng Bộ Lao động Thương binh xã hội Đào Ngọc Dung. Ảnh Q.H

Sau khi họp Quốc hội, Bộ tăng cường liên kết các trường nghề với doanh nghiệp (DN). Trước hết, hiện có 116 chính sách khác nhau, trong đó có 7 chính sách hỗ trợ thanh niên dân tộc miền núi học nghề.

Hai chương trình mục tiêu quốc gia cần làm tốt: Nông thôn mới tỷ lệ đầu tư gấp 4 lần bình quân chung; chương trình giảm nghèo; trong đó quan tâm đào tạo nghề và hỗ trợ việc làm.

Sau kỳ họp Quốc hội (QH), tỉnh Hà Giang liên kết nhà trường và DN đến nay có 1.900 học sinh, sinh viên chuyển sang làm việc. Tức là đào tạo theo đơn đặt hàng và doanh nghiệp nhận ngay từ đầu. Điện Biên cũng vậy.

Về chính sách xuất khẩu lao động, Bộ trưởng Dung cho biết: Có nhiều hỗ trợ, với khu vực miền Trung và Tây Nguyên làm tốt, nhưng với thanh niên khu vực miền núi phía Bắc gặp khó khăn. Sắp tới, việc đào tạo sẽ dài hơn, yêu cầu thấp hơn, lựa chọn công việc phù hợp hơn và phù hợp tâm lý các em.

Giao thông nông thôn còn “nghèo nàn”

Liên quan tới vấn đề giao thông, ĐB Nguyễn Minh Sơn (Phó Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế của Quốc hội): Việc đi lại khó khăn hạn chế đồng bào phát triển kinh tế xã hội và thụ hưởng chính sách an sinh xã hội. Rất nhiều xã hiện chưa có đường kiên cố để ôtô có thể đi. Giải pháp đề xuất gì để giải quyết thực trạng trên?

Trả lời câu hỏi, Bộ trưởng Giao thông Vận tải Nguyễn Văn Thể cho biết: Thời gian vừa qua, cách 5 năm có đề án lớn xây dựng đường đến trung tâm các xã chưa có đường ôtô. Bộ thực hiện chương trình từ thiện như cầu treo, tranh thủ nguồn vốn ODA để thực hiện dự án hỗ trợ giao thông nông thôn ở tỉnh khó khăn, tỉnh có đông đồng bào dân tộc.

Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải Nguyễn Văn Thể. Ảnh Q.H

Trách nhiệm chính đầu tư hệ thống giao thông nông thôn là của địa phương, khó khăn thì có đề án báo cáo Trung ương xin hỗ trợ.

Vừa qua, Bộ thực hiện phát triển đường giao thông nông thôn kết hợp nhà nước và nhân dân cùng làm. Hiện nay các thôn, liên xã, ấp thực hiện tốt. Đường đến trung tâm xã là 95%, vùng kinh tế lớn, đồng bằng phủ kín tốt hơn, còn vùng miền núi, vùng sâu, xa, sông nước thì ít hơn.

Giao thông đi trước một bước, nhưng trách nhiệm gắn liên đại phương rất nhiều. Đề nghị các tỉnh tập hợp, đề xuất cùng Bộ nếu cần thiết có chương trình mới Bộ làm chủ đầu tư cho các tỉnh; không thì tỉnh kiến nghị xem xét.

Bộ đang triển khai chương trình hỗ trợ tỉnh có nhiều đồng bào dân tộc như hỗ trợ cầu. Nói chung hỗ trợ này chỉ là tiếp sức, còn trách nhiệm chính là chính quyền địa phương. Địa phương nào làm tốt giao thông nông thôn thì đồng bào nhiều địa phương đó tiếp cận xoá đói giảm nghèo bền vững.

Tin mới nhất

Gợi ý dành cho bạn