MỚI NHẤT
CƠ QUAN CỦA TỔNG LIÊN ĐOÀN LAO ĐỘNG VIỆT NAM
Tổ ĐBQH thành phố Hồ Chí Minh thảo luận, đóng góp ý kiến về Dự án Luật Quốc phòng. Ảnh: Đ.T

Luật Quốc phòng lần đầu dùng khái niệm "chủ quyền quốc gia trên không gian mạng"

Đức Thành - Xuân Hải LDO | 14/11/2017 11:15

Sáng nay, 14.11, Quốc hội thảo luận về Dự án Luật Quốc phòng (sửa đổi). Đa phần các đại biểu đều cho rằng việc xây dựng Luật Quốc phòng trong bối cảnh hiện tại là cần thiết. Tuy nhiên, cần làm rõ một số nội dung, từ ngữ còn chưa thật rõ ràng.

Tại tổ ĐBQH TP. Hồ Chí Minh, BĐ Ngô Tuấn Nghĩa cho rằng dự án Luật Quốc phòng (dự án luật) lần này có bổ sung ban hành Tình trạng khẩn cấp về quốc phòng là cần thiết bởi các quy định pháp luật trước đây mới chỉ nhắc tới tình trạng khẩn cấp chứ chưa có quy định rõ ràng tình trạng khẩn cấp về quốc phòng.

Một số đại biểu vẫn còn băn khoăn khi một số khái niệm, giải thích từ ngữ chưa được diễn đạt hoặc thể hiện trong dự án luật, khiến việc hiểu và thực hiện trong thực tế sau này có thể gặp nhiều khó khăn. Đại biểu Nguyễn Thị Quyết Tâm băn khoăn "Khu kinh tế - quốc phòng là gì? Lực lượng hùng hậu là gì? Có cách nào thay từ “hùng hậu” để rõ ràng hơn không? Bởi từ hùng hậu nghe khái niệm mơ hồ không rõ ràng".

Trong khi đó, ĐB Nguyễn Phước Lộc lại băn khoăn về tính khả thi của dự án luật khi thời gian quá gấp mà muốn luật đi vào đời sống thì phải sửa 7 pháp lệnh, nâng 6 pháp lệnh thành luật... ban hành kèm theo 9 dự án luật khác. "Việc điều chỉnh có kịp thời, đảm bảo tính khả thi đi vào cuộc sống hay không?" - đại biểu Lộc đặt vấn đề.

Ngoài ra, các đại biểu cũng cho rằng nhiều từ ngữ, nội dung chưa thật rõ ràng, nhiều vấn đề nêu "theo quy định của pháp luật" nhưng lại không dẫn chiếu cụ thể pháp luật là luật nào? Hoặc nhiều định nghĩa đã được quy định trong luật khác nay dự án luật lại tiếp tục định nghĩa nên cần rà soát để có sự thống nhất. Một vấn đề nữa cũng được các đại biểu quan tâm là cần phải rà soát các điều ước, công ước quốc tế để luật đảm bảo không vi phạm Hiến pháp nhưng đồng thời cũng tuân thủ những cam kết quốc tế mà Việt Nam tham gia.

Đại biểu Trương Trọng Nghĩa cho rằng dự án luật lần này có điểm mới rất hay đó là đã đưa khái niệm "không gian mạng" vào luật. "Như vậy là rất kịp thời và chúng tôi rất hoan nghênh" - đại biểu Nghĩa nhấn mạnh.

Ngoài việc đề nghị bổ sung một số từ ngữ để đảm bảo tính minh bạch, đại biểu Nghĩa cũng đề nghị cụm từ "bảo vệ chủ quyền quốc gia trên không gian mạng" nên thay bằng "bảo vệ chủ quyền và an ninh quốc gia trên không gian mạng" - đại biểu Nghĩa đề xuất.

Tại tổ ĐBQH Tp. Hồ Chí Minh, BĐ Ngô Tuấn Nghĩa cho rằng dự án Luật Quốc phòng (dự án luật) lần này có bổ sung ban hành Tình trạng khẩn cấp về quốc phòng là cần thiết bởi các quy định pháp luật trước đây mới chỉ nhắc tới tình trạng khẩn cấp chứ chưa có quy định rõ ràng tình trạng khẩn cấp về quốc phòng. 

Một số đại biểu vẫn còn băn khoăn khi một số khái niệm, giải thích từ ngữ chưa được diễn đạt hoặc thể hiện trong dự án luật, khiến việc hiểu và thực hiện trong thực tế sau này có thể gặp nhiều khó khăn. Đại biểu Nguyễn Thị Quyết Tâm băn khoăn "Khu kinh tế - quốc phòng là gì? Lực lượng hùng hậu là gì? Có cách nào thay từ “hùng hậu” để rõ ràng hơn không? Bởi từ hùng hậu nghe khái niệm mơ hồ không rõ ràng".  

Trong khi đó, ĐB Nguyễn Phước Lộc lại băn khoăn về tính khả thi của dự án luật khi thời gian quá gấp mà muốn luật đi vào đời sống thì phải sửa 7 pháp lệnh, nâng 6 pháp lệnh thành luật... ban hành kèm theo 9 dự án luật khác. "Việc điều chỉnh có kịp thời, đảm bảo tính khả thi đi vào cuộc sống hay không?" - đại biểu Lộc đặt vấn đề. 

Ngoài ra, các đại biểu cũng cho rằng nhiều từ ngữ, nội dung chưa thật rõ ràng, nhiều vấn đề nêu "theo quy định của pháp luật" nhưng lại không dẫn chiếu cụ thể pháp luật là luật nào? Hoặc nhiều định nghĩa đã được quy định trong luật khác nay dự án luật lại tiếp tục định nghĩa nên cần rà soát để có sự thống nhất. Một vấn đề nữa cũng được các đại biểu quan tâm là cần phải rà soát các điều ước, công ước quốc tế để luật đảm bảo không vi phạm Hiến pháp nhưng đồng thời cũng tuân thủ những cam kết quốc tế mà Việt Nam tham gia. 

Đại biểu Trương Trọng Nghĩa cho rằng dự án luật lần này có điểm mới rất hay đó là đã đưa khái niệm "không gian mạng" vào luật. "Như vậy là rất kịp thời và chúng tôi rất hoan nghênh" - đại biểu Nghĩa nhấn mạnh.

Ngoài việc đề nghị bổ sung một số từ ngữ để đảm bảo tính minh bạch, đại biểu Nghĩa cũng đề nghị cụm từ "bảo vệ chủ quyền quốc gia trên không gian mạng" nên thay bằng "bảo vệ chủ quyền và an ninh quốc gia trên không gian mạng" - đại biểu Nghĩa đề xuất.

Tin mới nhất

Gợi ý dành cho bạn