MỚI NHẤT
CƠ QUAN CỦA TỔNG LIÊN ĐOÀN LAO ĐỘNG VIỆT NAM
Bộ Thông tin và Truyền thông đã dự thảo Nghị định quy định về danh mục cơ sở dữ liệu quốc gia; xây dựng, cập nhật, duy trì, khai thác và sử dụng cơ sở dữ liệu quốc gia. Ảnh: Hải Nguyễn

Mô hình các cơ sở dữ liệu quốc gia còn khác biệt, chưa thống nhất

Ái Vân LDO | 26/07/2023 17:53

Việc xây dựng cơ sở dữ liệu quốc gia (CSDLQG) là một trong những nhiệm vụ trọng tâm, ưu tiên phục vụ phát triển Chính phủ điện tử hướng tới Chính phủ số, kinh tế số và xã hội số, cải cách thủ tục hành chính nói riêng và phục vụ phát triển kinh tế - xã hội nói chung.

Dữ liệu như “dầu mỏ mới” trong phát triển kinh tế số

Bộ Tư pháp đang thẩm định dự thảo Nghị định quy định về danh mục cơ sở dữ liệu quốc gia (CSDLQG); việc xây dựng, cập nhật, duy trì, khai thác và sử dụng CSDLQG. Bộ Thông tin và Truyền thông (TTTT) là cơ quan chủ trì, dự thảo Nghị định này.

Về sự cần thiết xây dựng và ban hành Nghị định, Tờ trình của Bộ TTTT nêu rõ, theo đánh giá của các tổ chức quốc tế, dữ liệu được xem là “dầu mỏ mới” trong phát triển kinh tế số.

Đối với Việt Nam, việc xây dựng CSDLQG là một trong những nhiệm vụ trọng tâm, ưu tiên phục vụ phát triển Chính phủ điện tử hướng tới Chính phủ số, kinh tế số và xã hội số, cải cách thủ tục hành chính nói riêng và phục vụ phát triển kinh tế - xã hội nói chung.

Do vậy, việc xây dựng và ban hành một Nghị định quy định về danh mục CSDLQG; việc xây dựng, cập nhật, duy trì, khai thác và sử dụng CSDLQG là hết sức cần thiết, tạo môi trường pháp lý thuận lợi, rõ ràng, triển khai xây dựng, cập nhật, duy trì, khai thác và sử dụng CSDLQG.

Việc này nhằm mục đích: Thúc đẩy phát triển Chính phủ điện tử hướng tới Chính phủ số, kinh tế số và xã hội số. Trong đó xây dựng cơ sở dữ liệu quốc gia là một trong những nhiệm vụ trọng tâm, ưu tiên.

Đồng thời, giúp Chính phủ quản trị quốc gia, hoặc phục vụ giám sát, phân tích, nghiên cứu, hoạch định chính sách phát triển của quốc gia;

Tạo điều kiện khai thác và sử dụng rộng rãi trên toàn quốc và chia sẻ dữ liệu với bộ, ngành, địa phương phục vụ giải quyết thủ tục hành chính, cải cách hành chính, đơn giản hoá thủ tục hành chính cho người dân, doanh nghiệp hoặc phục vụ các mục tiêu phát triển KTXH.

Do đó, Bộ TTTT đã dự thảo Nghị định quy định về danh mục CSDLQG; xây dựng, cập nhật, duy trì, khai thác và sử dụng CSDLQG.

Mô hình triển khai các cơ sở dữ liệu quốc gia còn những khác biệt và chưa thống nhất

Tờ trình của Bộ TTTT cũng nêu thực tiễn về những tồn tại, hạn chế trong việc đề xuất xây dựng các CSDLQG thời gian qua.

Cụ thể: Hầu hết CSDLQG quy định tại Quyết định số 714/QĐ-TTg đều có tiến độ xây dựng và triển khai chậm so với yêu cầu đặt ra. Một trong những nguyên nhân triển khai chậm là thiếu cơ chế đặc thù cho việc triển khai các cơ sở dữ liệu có quy mô lớn và vai trò đặc thù.

Mô hình triển khai các CSDLQG còn những khác biệt và chưa thống nhất. Cụ thể, CSDLQG về dân cư triển khai theo mô hình dữ liệu chủ làm trung tâm kết nối các cơ sở dữ liệu chuyên ngành; CSDLQG về đăng ký doanh nghiệp triển khai nằm trong một hệ thống nghiệp vụ đăng ký doanh nghiệp;

CSDLQG về đất đai đang được quy định bao gồm nhiều cơ sở dữ liệu khác nhau; CSDLQG về bảo hiểm triển khai theo hướng cung cấp dữ liệu từ cơ sở dữ liệu chuyên ngành bảo hiểm; CSDLQG về tài chính triển khai theo hướng tích hợp dữ liệu từ cơ sở dữ liệu chuyên ngành. Chính vì các mô hình triển khai thác nhau này mà quan điểm xây dựng, chính sách về CSDLQG chưa được thống nhất.

Cùng với đó, tiêu chí xác định các CSDLQG cũng chưa rõ ràng và thống nhất, chưa có một cơ quan tham mưu giúp Chính phủ đánh giá sự phù hợp đối với việc đề xuất một cơ sở dữ liệu là CSDLQG.

Do vậy, nhiều cơ sở dữ liệu được đặt tên là CSDLQG và quy định trực tiếp trong các văn bản quy phạm pháp luật riêng rẽ (Bộ TTTT thống kê có 44 CSDLQG). Điều này gây cản trở cho việc hoạch định các CSDLQG trọng tâm và ưu tiên, khó khăn cho việc xây dựng chính sách chung về CSDLQG;

Mặt khác, các bộ, ngành, địa phương bị động trong việc xây dựng cơ sở dữ liệu dùng chung phục vụ chuyển đổi số, xây dựng chính quyền điện tử của mình do sợ chồng lấn trong việc thu thập dữ liệu với các CSDLQG.

Một bất cập khác cũng được nêu ra đó là kinh phí xây dựng CSDLQG rất lớn, trong khi việc bố trí để đầu tư khó khăn hoặc kéo dài; đặc biệt là thiếu kinh phí (sau giai đoạn đầu tư) để duy trì, cập nhật và bảo đảm an toàn, an ninh mạng hệ thống thông tin nói chung và CSDLQG nói riêng, nhất là kinh phí gia hạn bản quyền.

Tin mới nhất

Gợi ý dành cho bạn