MỚI NHẤT
CƠ QUAN CỦA TỔNG LIÊN ĐOÀN LAO ĐỘNG VIỆT NAM
Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc (thứ 2 từ trái sang) tại hội thảo. Ảnh Quốc Toản.

Nhận diện những vấn đề pháp lý phát sinh trong cuộc cách mạng 4.0

Vương Trần - Quốc Toản LDO | 24/06/2019 16:44

Chiều 24.6, tại Hà Nội đã diễn ra Hội thảo khoa học cấp quốc gia “Cách mạng công nghiệp lần thứ tư và những vấn đề pháp lý đặt ra cho việc xây dựng, hoàn thiện hệ thống pháp luật Việt Nam” do Bộ Tư pháp chủ trì tổ chức.

Tham dự chương trình có Ủy viên Bộ Chính trị, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc; Phó Chủ tịch Quốc hội Uông Chu Lưu cùng nhiều lãnh đạo các Bộ, Ban, Ngành Trung ương và địa phương.

Phát biểu tại chương trình hội thảo, Bộ trưởng Bộ Tư pháp Lê Thành Long cho hay: Hội thảo được tổ chức nhằm nhận diện những tác động của cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4 tới công tác xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật Việt Nam.

Qua đó, xác định nhu cầu và đề xuất các định hướng lớn trong xây dựng, hoàn thiện hệ thống pháp luật Việt Nam để khai thác những lợi ích từ cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4 đồng thời ứng phó với những mặt trái do cuộc cách mạng công nghiệp lần này mang lại.

Chương trình hội thảo có 3 phiên thảo luận chuyên đề bàn về pháp luật dân sự, kinh tế, việc xây dựng Chính phủ điện tử, thành phố thông minh, tiếp cận công lý và bảo đảm an ninh mạng trong bối cảnh cách mạng công nghiệp lần thứ tư cùng phiên tham luận quan trọng.

Theo Ban tổ chức, Hội thảo đã nhận được nhiều ý kiến nhận diện những vấn đề pháp lý mới phát sinh. Các chuyên gia đã đưa ra những đánh giá mức độ thích ứng của hệ thống pháp luật Việt Nam trước tác động của cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4.

Nhiều ý kiến tham luận cũng đưa ra những đề xuất các định hướng lớn cũng như những giải pháp thiết thực nhằm xây dựng, hoàn thiện các quy định của pháp luật liên quan tới quyền tài sản, sở hữu trí tuệ, đầu tư mạo hiểm, tài sản số, quản lý thuế, bảo hộ dữ liệu cá nhân, chứng cứ số…

Qua đó, góp phần quan trọng trong việc quản trị rủi ro, kiểm soát những tác động bất lợi; đồng thời tận dụng cơ hội của cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4 trong việc đảm bảo trật tự, an toàn xã hội, ổn định kinh tế vĩ mô và chủ quyền quốc gia trên không gian mạng.

Tin mới nhất

Gợi ý dành cho bạn