MỚI NHẤT
CƠ QUAN CỦA TỔNG LIÊN ĐOÀN LAO ĐỘNG VIỆT NAM
Đại biểu Nghị viện Châu Âu Geert Bourgeois - báo cáo viên về Hiệp định Thương mại và đầu tư giữa Liên minh Châu ÂU (EU) với VN. Ảnh: europarl.europa.eu

Những lợi ích to lớn từ Hiệp định Thương mại và Đầu tư Việt Nam - EU

Thanh Hà LDO | 10/02/2020 15:00
Trước khi Nghị viện Châu Âu bỏ phiếu về Hiệp định Thương mại và Đầu tư giữa Liên minh Châu ÂU (EU) với Việt Nam ngày 12.2.2020, Đại biểu Nghị viện Châu Âu Geert Bourgeois - báo cáo viên, đã nêu bật những lợi ích kinh tế, xã hội… mà hiệp định mang lại trong bài phỏng vấn đăng trên website của Nghị viện Châu Âu hôm 5.2.

Tăng trưởng xuất khẩu cả hai chiều

Đánh giá về quan hệ kinh tế của EU với Việt Nam, ông Geert Bourgeois cho rằng, hoạt động thương mại và đầu tư hai bên còn khiêm tốn. “Đó là một thị trường sôi động với dân số trẻ. Với mức tăng trưởng kinh tế 6-7% mỗi năm, Việt Nam là điểm đến rất thú vị cho các nhà đầu tư Châu Âu” - ông nói.

“Với Hiệp định Thương mại tự do, dựa trên quy tắc này, sẽ có tăng trưởng xuất khẩu cả hai chiều” - ông cho biết.

Đánh giá về những thay đổi mà Hiệp định Thương mại Tự do (EVFTA) sẽ mang lại, chính trị gia người Bỉ cho biết, mục tiêu của thỏa thuận là loại bỏ 99% thuế quan trong vòng 7 năm.

“Qua đó, xuất khẩu thêm từ Việt Nam sang EU sẽ tăng 15 tỉ euro mỗi năm vào năm 2035, trong khi xuất khẩu của EU sang Việt Nam sẽ tăng thêm 8,3 tỉ euro mỗi năm.

Đương nhiên, mỗi 1 tỉ euro xuất khẩu của EU sẽ mang đến khoảng 14.000 việc làm mới được trả lương cao ở EU. Thỏa thuận cũng hoàn toàn phù hợp với tham vọng của chúng ta về EU với tư cách là một người chơi toàn cầu” - ông nói.

Nói về tầm quan trọng của Thỏa thuận Thương mại tự do của Việt Nam với EU ông đặc biệt lưu ý, đây “là thỏa thuận thương mại đầu tiên của Nghị viện Châu Âu mới, chúng ta phải cho thấy chúng ta muốn thiết lập các tiêu chuẩn toàn thế giới, đồng thời tạo ra sự thịnh vượng và nhiều việc làm mới”.

Nói về Hiệp định Bảo hộ đầu tư (EVIPA), báo cáo viên Geert Bourgeois nhận định, Hiệp định nhằm đảm bảo về khuôn khổ pháp lý cho các nhà đầu tư. Theo thỏa thuận, Việt Nam chấp thuận một mô hình hệ thống tòa án đầu tư tương tự hệ thống mà EU đã đạt được đồng thuận với Canada, với các thẩm phán độc lập, có bộ quy tắc và dễ dàng tiếp cận cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ. “Điều này tạo ra sự ổn định và niềm tin cho các doanh nghiệp nhỏ của chúng ta” - ông nói.

EVFTA chưa phải là điểm dừng

Đánh giá sau về Thỏa thuận Thương mại Việt Nam - EU, Stuart Brown - Trợ ký nghiên cứu tại Viện Kinh tế Châu Âu của Trường Kinh tế London lưu ý: “Thỏa thuận này có ý nghĩa quan trọng không chỉ  cho quan hệ của Việt Nam với Châu Âu mà còn có ý nghĩa cho vai trò lớn hơn của EU ở Đông Nam Á”.

Nói về những lợi ích kinh tế và chính trị của Thỏa thuận Thương mại mà Việt Nam và EU ký kết năm 2019, cây viết này chỉ rõ: Lợi ích kinh tế là quá rõ ràng cho cả hai bên khi dự kiến giảm tới 99% thuế quan. Đặc biệt, từ quan điểm của Châu Âu, theo Stuart Brown, Thỏa thuận cho phép EU tăng cường hơn nữa vai trò của khối với tư cách là “người lãnh đạo bảo vệ cho thương mại tự do và chủ nghĩa đa phương” trong bối cảnh chủ nghĩa bảo hộ và xung đột thương mại Mỹ - Trung Quốc đang gây biến động toàn cầu.

Tin mới nhất

Gợi ý dành cho bạn