MỚI NHẤT
CƠ QUAN CỦA TỔNG LIÊN ĐOÀN LAO ĐỘNG VIỆT NAM
ĐB Nguyễn Quang Tuấn tranh luận tại phiên chất vấn Bộ trưởng Bộ Tài chính sáng nay 16.11. Ảnh: QH

Nợ công không xấu, nhưng đầu tư công không hiệu quả thì vô cùng xấu

Đức Thành - Xuân Hải LDO | 16/11/2017 11:28

Phiên chất vấn Bộ trưởng Bộ Tài chính sáng nay, 16.11, đang diễn ra rất sôi nổi. Nội dung lớn mà các đại biểu tập trung chất vấn là vấn đề nợ công, đầu tư công.

BĐ Nguyễn Tiến Sinh (Hòa Bình) chất vấn: "Giai đoạn 2015 – 2020 mặc dù đã có nghị quyết về đầu tư công khoảng 2 triệu tỉ đồng. Tuy nhiên Chính phủ vẫn trình Quốc hội những dự án đề án quốc gia và vùng với phần vốn rất lớn, trong đó có khả năng phân phối gặp nhiều khó khăn.

Theo báo cáo kế hoạch đầu tư công năm 2017 của Chính phủ có 5 tồn tại hạn chế trong đó có 4 tồn tại liên quan đến vi phạm quy định về quản lý đầu tư công. Đó là nguy cơ dẫn đến phá vỡ quy hoạch nợ công giai đoạn 2015 – 2020. Sắp tới, Bộ Tài chính có thể đươc Quốc hội giao quản lý nợ công theo Luật Quản lý nợ công. Theo Bộ trưởng thì có giải pháp nào để đảm bảo chất lượng và hiệu quả đầu tư công giai đoạn 2015 – 2020?"

Đại biểu Nguyễn Quang Tuấn (Hà Nội) nhận định: "Điều quan trọng là chúng ta quan tâm đến hiệu quả của đầu tư công. Vấn đề con số chỉ là cái vỏ bên ngoài, linh hồn là chúng ta đầu tư ra sao. Bởi vì nợ công không xấu, nhưng đầu tư công không hiệu quả thì vô cùng xấu vì sẽ thiệt hại kép. Thứ nhất phải áp lực trả nợ gốc và lãi, bên cạnh đó phải trả bù lỗ cho các DN đầu tư không hiệu quả. Điển hình vừa rồi có 12 DN, tập đoàn đầu tư không hiệu quả, đội vốn đầu tư và thất thoát rất nhiều tiền, bên cạnh đó bù lỗ cho quá trình hoạt động.

Như vậy, ảnh hưởng xấu tới sức khỏe nền kinh tế nước ta và uy tín của Việt Nam trên trường quốc tế. Đại biểu Tuấn lấy ví dụ về “Song song với kìm hãm nợ công cần phải nói đầu tư công ra sao?”. Bộ Tài chính có thể được giao quản lý nợ công, Bộ trưởng có giải pháp nào để đảm bảo?

Tin mới nhất

Gợi ý dành cho bạn