MỚI NHẤT
CƠ QUAN CỦA TỔNG LIÊN ĐOÀN LAO ĐỘNG VIỆT NAM
Hội nghị Nữ nghị sỹ AIPA (WAIPA) bằng hình thức trực tuyến về tăng cường vai trò của nữ nghị sỹ trong việc đảm bảo việc làm và thu nhập cho lao động nữ, diễn ra chiều 8.9. Ảnh Hải Nguyễn

Nữ nghị sĩ AIPA thông qua Nghị quyết về đảm bảo việc làm và thu nhập

Vương Trần - Hải Nguyễn LDO | 08/09/2020 18:12

Nhiều chính sách và biện pháp hiệu quả mà các nước đã, đang và sẽ thực hiện nhằm nâng cao vai trò của phụ nữ đã được chia sẻ trong Hội nghị nữ nghị sĩ AIPA.

Trong khuôn khổ Đại hội đồng lần thứ 41 Liên Nghị viện Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (gọi tắt là AIPA 41), chiều 8.9 đã diễn ra Hội nghị Nữ nghị sỹ AIPA (WAIPA) bằng hình thức trực tuyến về tăng cường vai trò của nữ nghị sỹ trong việc đảm bảo việc làm và thu nhập cho lao động nữ.

Rủi ro mất việc của nữ lớn hơn do ảnh hưởng từ COVID-19

Chia sẻ kinh nghiệm tại Hội nghị, đại diện nữ nghị sĩ Brunei cho biết nước này có sự ưu tiên rất lớn về vấn đề phụ nữ trong chương trình nghị sự. Tỷ lệ nữ có việc làm khoảng 89% năm 2019 và chiếm 62% lực lượng lao động. Tuy nhiên, các nghiên cứu cho thấy rủi ro mất việc của nữ lớn hơn do ảnh hưởng từ COVID-19.

Trong nhiều biện pháp được Brunei thực hiện để bảo vệ sức khoẻ và việc làm của người dân thì nghị viện luôn cân nhắc hỗ trợ lao động nữ cả về quy trình và pháp lý, cũng như khuyến khích khối tư nhân có sự hỗ trợ với nhân viên nữ.

Trong phần phát biểu của mình, đại diện Campuchia cũng cho biết đại dịch COVID-19 ảnh hưởng nặng nề đến việc làm của lao động nữ. Trước tình hình trên, Campuchia nỗ lực hỗ trợ người mất việc làm hoặc bị ảnh hưởng, nhất là ở ngành dệt may. Cùng với đó là đầu tư chương trình nâng cao kỹ năng nghề nghiệp.

Nữ nghị sĩ Indonesia cho rằng: “Chúng ta cần tiếp tục có biện pháp cần thiết để xử lý vấn đề này. Tất nhiên đây cũng là thử thách năng lực của chúng ta để đoàn kết, nâng cao năng lực. Nữ nghị sĩ AIPA cung cấp ý tưởng đảm bảo thu nhập và việc làm cho phụ nữ trong ASEAN. Tôi tin tưởng với ý chí chính trị ngày càng mạnh mẽ, vai trò AIPA sẽ thúc đẩy bình đẳng giới và trao quyền lớn hơn cho phụ nữ”.

Trao quyền nhiều hơn cho phụ nữ, thúc đẩy bình đẳng giới

Đại diện Nghị viện Lào cho biết nước này đang thực hiện những chương trình về bình đẳng giới, Công ước loại bỏ mọi hình thức phân biệt đối xử với phụ nữ... Đây là công cụ pháp lý quan trọng để Lào ban hành luật liên quan đến phụ nữ, gia đình và các nghị định, thông tư hướng dẫn thực hiện như mức lương tối thiểu, đảm bảo việc làm bình đẳng trong xã hội.

Đại diện nữ nghị sĩ Singapore đánh giá cao việc sắp xếp của nước chủ nhà để hội nghị được diễn ra bằng hình thức trực tuyến; chúc mừng Việt Nam lãnh đạo hiệu quả và tài tình trong bối cảnh dịch bệnh COVID-19.

“Chúng tôi vui mừng thông báo rằng các biện pháp đang được Singapore thực hiện để nâng cao đóng góp của nữ nghị sĩ. Gần 30% nghị sĩ nữ đã được bầu trong cuộc bầu cử vừa qua” – đại diện Singapore thông tin, đồng thời nhấn mạnh điều đó hướng đến cơ hội, tiếp cận bình đẳng với nguồn lực cần thiết, nhằm trao quyền nhiều hơn cho phụ nữ và bé gái.

Nhấn mạnh sự cân bằng giữa công việc và chăm sóc gia đình, nữ nghị sĩ Singapore cho biết các công ty nước này tạo điều kiện để giúp lao động nữ có lịch làm việc linh động, thúc đẩy trách nhiệm với gia đình.

Sau khi thảo luận, các nữ nghị sĩ đã thông qua Nghị quyết chung về thúc đẩy vai trò của nữ nghị sĩ trong việc đảm bảo việc làm và thu nhập cho lao động nữ với 5 nhóm nội dung.

Trong đó, có 3 nhóm nội dung quyết nghị kêu gọi các nước ASEAN hành động có trách nhiệm; trách nhiệm của nghị viện thành viên thể hiện qua chức năng lập pháp, giám sát, quyết định ngân sách; nhấn mạnh vai trò nữ nghị sĩ, đặc biệt là thực hiện chức năng đại diện

Tin mới nhất

Gợi ý dành cho bạn