MỚI NHẤT
CƠ QUAN CỦA TỔNG LIÊN ĐOÀN LAO ĐỘNG VIỆT NAM
Đại biểu Ngọ Duy Hiểu cho rằng cần quy định cho phép các tổ chức được phép tố cáo trong Luật Tố cáo. Ảnh: Đ.T

Pháp nhân cũng phải có quyền tố cáo

Đức Thành - Xuân Hải LDO | 08/11/2017 12:39

Hiện nhiều tổ chức cũng bị xâm phạm quyền lợi, nhưng lại chỉ có thể kiến nghị chứ không có quyền tố cáo. Điều này gây nên sự bất thống nhất trong quy định của hệ thống pháp luật và quyền lợi của các pháp nhân có thể không được bảo vệ đầy đủ.

Thảo luận về dự thảo Luật tố cáo, đại biểu Ngọ Duy Hiểu (Hà Nội) cho rằng cần mở rộng chủ thể được tố cáo. Hiện nay các tổ chức cũng bị xâm phạm quyền lợi và đã làm đơn thư tới các cơ quan xử lý nhưng bị trả lại nhiều.

"Ở đây có hai lý do để giải thích nhưng đều không thuyết phục. Lý do thức nhất cho rằng họ còn có hình thức khác là kiến nghị phản ánh, nhưng khi kiến nghị phản ánh không có đầy đủ 7 quyền của người tố cáo như theo luật thì cơ quan chức năng thích giải quyết thì giải quyết, không thích thì thôi, thích bao lâu giải quyết thì làm, đúng sai cũng không quan trọng. 

Thứ hai là cho rằng không có căn cứ để xác định trách nhiệm tổ chức là không thuyết phục. Vì ngay trong luật hành chính và luật hình sự của chúng ta đều quy kết được trách nhiệm của pháp nhân thì không có lý do gì không xử lý được trường hợp tổ chức tố cáo sai. Trường hợp khi tổ chức tố cáo, thì khi ký đơn tố cáo phải có người ký là ông trưởng hoặc ông phó được ủy quyền, vì thế không thể đưa ra lý do tổ chức thì không có quyền tố cáo và không nhận đơn của tổ chức. Tôi nghĩ rằng hai lý do đưa ra như trên là không thuyết phục" - đại biểu Hiểu đóng góp ý kiến.

"Tôi đề nghị giao cho cơ quan công an và tùy vụ việc mà phân cấp trong việc bảo vệ người tố cáo. Có những vụ nghiêm trọng thì cần thiết phải là công an tỉnh. Bởi việc giao cho công an bảo vệ người tố cáo thì tự nhiên tính răn đe đối với người bị xử lý về hành vi bị tố cáo đã cao hơn" - đại biểu Hiểu kiến nghị.

Đồng thời, để nâng cao chất lượng giải quyết tố cáo và thể hiện tính nghiêm túc của cơ quan giải quyết tố cáo, đại biểu Hiểu đề xuất cần "cấm hành vi rút đơn tố cáo do bị mua chuộc dụ dỗ. Cần phải làm như vậy thì người tố cáo mới nâng cao ý thức. Chứ thực tế có những việc đang đấu tranh, nhưng người tố cáo bị mua chuộc, dụ dỗ rồi thực hiện rút đơn làm cho việc chỉ đạo của cơ quan chức năng và tính răn đe phòng ngừa cũng giảm đi" - đại biểu Hiểu cho biết.

Tin mới nhất

Gợi ý dành cho bạn