MỚI NHẤT
CƠ QUAN CỦA TỔNG LIÊN ĐOÀN LAO ĐỘNG VIỆT NAM
Phó Thủ tướng Chính phủ Vương Đình Huệ phát biểu tại buổi lễ. Ảnh: HQ

Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ dự Lễ khai mạc Liên hoan Phát thanh toàn quốc XIII

HỒNG QUÂN - TRẦN LƯU LDO | 04/05/2018 08:22

Tối 3.5, Đài Tiếng nói Việt Nam phối hợp với Đài PT-TH tỉnh Nghệ An tổ chức Lễ khai mạc Liên hoan Phát thanh toàn quốc lần thứ XIII.

Tham dự buổi lễ có các ông Vương Đình Huệ - Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Thủ tướng Chính phủ; Nguyễn Thế Kỷ - Ủy viên BCH Trung ương Đảng, Tổng giám đốc Đài Tiếng nói Việt Nam...

Phó Thủ tướng Chính phủ Vương Đình Huệ, phát biểu tại buổi lễ. Ảnh:HQ

Về phía tỉnh Nghệ An có các ông: Nguyễn Đắc Vinh - Ủy viên BCH Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy và Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Xuân Đường…

Phát biểu tại buổi lễ, Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ nhấn mạnh, từ năm 1975 đến nay, phát thanh vẫn là một loại hình truyền thông quan trọng, luôn luôn là người bạn gần gũi với mọi thành phần xã hội, sóng phát thanh lan tỏa khắp nơi. Phát thanh ngày càng khẳng định là một kênh thông tin hết sức quan trọng trên mặt trận tư tưởng, văn hóa, góp phần thiết thực trong công tác chỉ đạo, lãnh đạo.

Cũng theo Phó Thủ tướng, trong thời đại hiện nay, những người làm phát thanh cần nắm bắt và tận dụng tối đa những tiến bộ của công nghệ trong tác nghiệp, sản xuất, phát sóng chương trình và tương tác với công chúng.

Đặc biệt cần chú trọng đổi mới nội dung, phương thức tiếp cận người nghe đài trên cả sóng truyền thống và nền tảng công nghệ mới. Để làm được điều đó, đội ngũ nhà báo, biên tập viên, nhà quản lý phải liên tục sáng tạo, học hỏi nâng cao trình độ.

Sau bài phát biểu của Phó Thủ tướng, ông Nguyễn Thế Kỷ đã đánh trống, chính thức khai mạc Liên hoan Phát thanh toàn quốc lần thứ XIII.

Chương trình văn nghệ tại buổi lễ. Ảnh: HQ

Được biết, liên hoan Phát thanh lần này có sự tham gia của 63 đài PT-TH các tỉnh, thành phố trong cả nước; 14 đơn vị của VOV; Trung tâm Phát thanh - Truyền hình Quân đội nhân dân, Trung tâm Phát thanh - Truyền hình và Điện ảnh Công an nhân dân và Ban Phát thanh Thanh - Thiếu nhi. Sau vòng sơ khảo, 216 tác phẩm đã lọt vào vòng chung khảo, trong đó, có 31 chương trình tiếng dân tộc, 33 câu chuyện truyền thanh, 65 phóng sự, 53 chương trình tổng hợp và 34 chương trình trực tiếp.

Tin mới nhất

Gợi ý dành cho bạn