MỚI NHẤT
CƠ QUAN CỦA TỔNG LIÊN ĐOÀN LAO ĐỘNG VIỆT NAM
Kỳ họp thứ 7, Quốc hội khóa XV. Ảnh: Phạm Đông

Quốc hội biểu quyết thông qua việc thành lập Đoàn giám sát chuyên đề

PHẠM ĐÔNG LDO | 21/06/2024 07:13

Trong phiên làm việc hôm nay, Quốc hội sẽ biểu quyết thông qua Nghị quyết về việc thành lập Đoàn giám sát chuyên đề của Quốc hội năm 2025.

Tiếp tục chương trình kỳ họp thứ 7, sáng 21.6, Quốc hội sẽ biểu quyết thông qua Nghị quyết về việc thành lập Đoàn giám sát chuyên đề của Quốc hội năm 2025.

Sau đó các đại biểu Quốc hội thảo luận ở hội trường về dự án Luật Tư pháp người chưa thành niên. Chánh án Tòa án nhân dân tối cao giải trình, làm rõ một số vấn đề đại biểu Quốc hội nêu.

Chiều cùng ngày, Quốc hội biểu quyết thông qua Luật Lưu trữ (sửa đổi).

Quốc hội thảo luận ở hội trường về dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Đất đai số 31/2024/QH15, Luật Nhà ở số 27/2023/QH15, Luật Kinh doanh bất động sản số 29/2023/QH15, Luật Các tổ chức tín dụng số 32/2024/QH15.

Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường giải trình, làm rõ một số vấn đề đại biểu Quốc hội nêu.

Trước đó, thảo luận tại tổ về nội dung này, một số đại biểu Quốc hội nêu thực tế vừa qua có những luật có hiệu lực thi hành nhưng vẫn phải chờ các văn bản hướng dẫn thi hành.

Trong khi Luật Đất đai, Luật Nhà ở, Luật Kinh doanh bất động sản, Luật Các tổ chức tín dụng là những đạo luật rất lớn, rất quan trọng lại được Chính phủ đề nghị có hiệu lực sớm hơn. Điều này thể hiện quyết tâm rất lớn của Chính phủ trong việc sớm đưa các luật này vào cuộc sống.

Đại biểu Lê Minh Nam (Đoàn Hậu Giang) cho biết, mong muốn của Chính phủ đẩy sớm thời gian có hiệu lực thi hành của các luật để sớm khắc phục những điểm nghẽn, khó khăn, vướng mắc, giúp sớm giải phóng các nguồn lực phục vụ phát triển kinh tế - xã hội của đất nước.

Tuy nhiên, các đại biểu chỉ rõ, để các luật có hiệu lực sớm hơn thì nhiều nội dung cần có văn bản hướng dẫn chi tiết.

Do đó, Chính phủ cần chuẩn bị kỹ lưỡng, bảo đảm tiến độ, chất lượng các văn bản hướng dẫn tạo sự thống nhất trong nhận thức thực thi các luật, bảo đảm hiệu quả triển khai khi các luật có hiệu lực thi hành.

Đại biểu đề nghị Chính phủ quan tâm, đánh giá tác động toàn diện khi đẩy sớm hiệu lực thi hành của 4 luật; tập trung làm rõ những tác động đến quyền, lợi ích hợp pháp của nhà nước, doanh nghiệp, người dân để có giải pháp xử lý thích hợp, bảo đảm lợi ích tối ưu cho nhà nước, doanh nghiệp, người dân; đánh giá rõ và sâu hơn các điều kiện bảo đảm thực hiện.

Tin mới nhất

Gợi ý dành cho bạn