MỚI NHẤT
CƠ QUAN CỦA TỔNG LIÊN ĐOÀN LAO ĐỘNG VIỆT NAM
ĐB Phan Thái Bình (Quảng Nam): Sinh viên sư phạm ra trường thất nghiệp nhiều.

Sinh viên sư phạm vay tiền, ra trường mà làm thầy thì không phải trả nợ

Xuân Hùng - Thành Trung LDO | 16/11/2018 06:30
Sinh viên sư phạm sẽ được ưu đãi bằng chính sách tín dụng mới thay thế cho việc miễn học phí như lâu nay. Đó là nội dung quan trong được Quốc hội (QH) thảo luận ngày 15.11.

Khoản 3 Điều 83 dự thảo Luật Giáo dục (sửa đổi) quy định: "Học sinh, sinh viên sư phạm được vay tín dụng sư phạm để đóng học phí và chi trả sinh hoạt phí cho toàn khóa học. Sau khi tốt nghiệp nếu công tác trong ngành giáo dục đủ thời gian theo quy định sẽ không phải trả khoản vay tín dụng sư phạm.

Trường hợp học sinh, sinh viên sư phạm không có nhu cầu sử dụng tín dụng sư phạm nhưng ra trường vẫn làm trong ngành giáo dục đủ thời gian theo quy định sẽ được hưởng khoản tín dụng sư phạm mà học sinh, sinh viên sư phạm được hưởng".

Đa số đại biểu phát biểu đều tán thành với quy định trên. Bởi lẽ, việc ưu tiên miễn học phí cho sinh viên sư phạm như lâu nay đã thể hiện sự ưu ái của chính sách, tuy nhiên, đến nay chính sách này đã bộc lộ những bất cập nên không tiếp tục nữa mà thay vào đó là chính sách tín dụng cho sinh viên sư phạm là cần thiết, đảm bảo sự công bằng.

Tuy nhiên, vấn đề được nhiều đại biểu quan tâm là trong tình hình mới, điều kiện mới, để thu hút học sinh giỏi, tâm huyết thi vào ngành sư phạm thì việc ưu đãi về tín dụng là cần nhưng chưa phải là điều kiện tiên quyết. Chẳng lẽ, chỉ học sinh giỏi nhưng nghèo mới vào sư phạm?

Theo đó, các ĐB cho rằng, điều quan trọng là tạo cơ chế ưu đãi, công ăn việc làm cho sinh viên sư phạm khi ra trường, có chế độ đãi ngộ phù hợp mới là quan trọng. ĐB Cao Thị Xuân (Thanh Hóa) nhấn mạnh: “Tôi cho rằng cơ hội việc làm đối với sinh viên tốt nghiệp ngành sư phạm là rất quan trọng và cần có cơ chế, biện pháp để giải quyết một cách tối ưu”.

Thấy sinh viên các ngành sư phạm ra trường thất nghiệp hoặc không tìm được việc làm phải làm trái ngành, trái nghề còn rất lớn, ĐB Phan Thái Bình (Quảng Nam) đề nghị quy định chỉ sử dụng giáo viên tốt nghiệp sư phạm chính quy vào giảng dạy, không tuyển dụng người có bằng tốt nghiệp đại học ngành khác sau đó bồi dưỡng chứng chỉ nghiệp vụ sư phạm.

ĐB Triệu Thị Thu Phương.

"Việc giải quyết bằng hình thức đưa tín dụng chỉ là giải quyết phần ngọn. Còn để giải quyết căn cơ dù thực hiện chính sách nào quan trọng để thu hút số lượng học sinh giỏi lựa chọn nghề giáo là cần quy hoạch lại các mạng lưới trường sư phạm, xác định quy mô đào tạo, chất lượng đầu vào của sinh viên và phải bảo đảm sinh viên tốt nghiệp ra trường được phân công công tác hoặc tìm được việc làm và có mức lương đủ sống. Đây mới là nút thắt cần phải tháo gỡ".

ĐB Triệu Thị Thu Phương (Bắc Kạn)

Tin mới nhất

Gợi ý dành cho bạn