MỚI NHẤT
CƠ QUAN CỦA TỔNG LIÊN ĐOÀN LAO ĐỘNG VIỆT NAM
Đại biểu Trần Văn Khải - Đoàn ĐBQH tỉnh Hà Nam. Ảnh: Phạm Thắng/QH

Sợi dây kinh nghiệm dài sẽ làm nhân dân mất niềm tin với cơ quan công quyền

NHÓM PV LDO | 01/06/2023 17:02

Theo đại biểu Quốc hội Trần Văn Khải, chúng ta cũng đang lãng phí niềm tin của nhân dân vào cơ quan công quyền trong giải quyết công việc để phục vụ nhân dân. Những tồn tại này, với những sợi dây kinh nghiệm thì nhân dân sẽ mất niềm tin vào cơ quan công quyền.  

Đại biểu cho rằng 1 triệu tỉ đồng nhốt trong ngân hàng là lãng phí

Chiều 1.6, Quốc hội thảo luận về công tác thực hành tiết kiệm, chống lãng phí năm 2022.

Đại biểu Trần Văn Khải (đoàn Hà Nam) cho rằng, vẫn còn hạn chế về công tác đầu tư công, thực hiện kế hoạch đầu tư công trung hạn. Việc giải ngân vốn đầu tư công vẫn chưa đạt được thực hiện hiệu quả. 

Theo đại biểu, mặc dù Thủ tướng Chính phủ, các thành viên Chính phủ đã hết sức quyết liệt điều hành bằng nhiều chỉ thị, nhiều tổ công tác.

Tuy nhiên, số liệu cho thấy tổng vốn kế hoạch đầu tư công trung hạn 2021-2025 Quốc hội quyết định là 2.870.000 tỉ đồng. Cho đến nay mới phân bổ được 2.400.000, vẫn còn gần 500.000 tỉ đồng chưa phân bổ.

Thứ hai, vốn cho chương trình phục hồi và phát triển kinh tế xã hội thì chúng ta có 176.000 tỉ đồng, hiện vẫn còn 14.000 tỉ chưa phân bổ...

"Cử tri đặt câu hỏi với 1,5 triệu tỉ đồng, trong đó có 1 triệu tỉ đồng đang nhốt trong ngân hàng cùng với gần 500.000 tỉ đồng chưa phân bổ thì sự lãng phí là bao nhiêu, nếu như chúng ta không thực hiện quyết liệt từ nay đến cuối năm và kế hoạch phát triển kinh tế xã hội", ông Khải nói.

Ngoài ra, đại biểu Trần Văn Khải nhấn mạnh, chúng ta còn lãng phí trong cải cách thủ tục hành chính. Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư cũng đã cho biết, qua kiểm tra, các địa phương, bộ ngành cũng để phát sinh thủ tục mới.

Theo ông Khải, báo cáo của VCCI cho thấy, có 20% các địa phương trong thời gian năm 2022 không làm gì.

Tại buổi làm việc ở TPHCM mới đây và tại phiên họp của Ủy ban Thường vụ Quốc hội ngày 9.5, Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng nhắc đến việc, năm 2022 TPHCM gửi, hỏi bộ, ngành 584 văn bản và Bộ đã trả lời 604 văn bản. 

"Câu hỏi đặt ra là với 63 tỉnh thành tổng hợp lại thì có bao nhiêu nghìn văn bản hỏi Bộ Kế hoạch và Đầu tư, hỏi các bộ ngành; bao nhiêu nghìn văn bản các bộ ngành phải trả lời cho các địa phương", ông Khải nói và cho rằng điều này tác động rất lớn đến môi trường đầu tư kinh doanh.

Bởi lẽ, riêng năm 2022 có đến 143.000 doanh nghiệp rút khỏi thị trường. Riêng quý 1 năm nay, số doanh nghiệp rút khỏi thị trường lớn hơn doanh nghiệp thành lập.

Đây là lần đầu tiên xảy ra tình trạng này khi có 60.000 doanh nghiệp rút khỏi thị trường và chỉ có 57.000 doanh nghiệp thành lập mới.

Cùng quan điểm, đại biểu Nguyễn Văn Thân (đoàn Thải Bình) nêu rõ, hiện nay tồn dư ngân sách là 1.043 nghìn tỉ đồng gửi ngân hàng trong khi chúng ta đang rất thiếu tiền.

Đại biểu cho rằng, nhiều người cũng không hiểu vì sao, đồng tiền phải quay vòng, càng quay vòng nhiều càng tốt.

"Đề nghị Bộ trưởng Bộ Tài chính giải thích thêm để đại biểu không băn khoăn. Doanh nghiệp chúng ta đang thiếu tiền, các đầu tư công đang thiếu tiền mà trong đó tồn dư lại để trong ngân hàng với lãi suất 0,8%/năm mà chúng ta vẫn phải đi vay", đại biểu băn khoăn và đề nghị tìm cách để sử dụng số tiền này. 

Đại biểu Nguyễn Văn Thân phát biểu. Ảnh: QH

Chúng ta cũng đang lãng phí niềm tin của nhân dân vào cơ quan công quyền

Theo đại biểu Trần Văn Khải chúng ta cũng đang lãng phí niềm tin của nhân dân vào cơ quan công quyền trong giải quyết công việc để phục vụ nhân dân. Với những tồn tại này, với những "sợi dây kinh nghiệm thì nhân dân sẽ mất" niềm tin với cơ quan công quyền.

Với những bất cập trên, đại biểu Trần Văn Khải đề xuất một số giải pháp. Thứ nhất, chúng ta phải rất công tâm khách quan trong việc đánh giá chuyện địa phương hỏi các bộ ngành và bộ ngành trả lời địa phương.

Đề nghị Ủy ban Thường vụ Quốc hội giao Ủy ban Pháp luật chủ trì với các cơ quan của Quốc hội ngay trong năm 2024 thực hiện giám sát chuyên đề "việc thực hiện chính sách pháp luật của cán bộ, công chức theo Luật Cán bộ, công chức trong năm 2022” trên phạm vi cả nước.

Trong đó, tập trung vào nghĩa vụ, quyền của cán bộ, công chức (Chương II) và Những việc cán bộ, công chức không được làm tại Mục 4, Điều 18 quy định những điều bị cấm liên quan đến đạo đức công vụ: Trốn tránh trách nhiệm, thoái thác nhiệm vụ được giao, gây bè phái, mất đoàn kết, tự ý bỏ việc hoặc tham gia đình công.

Kết quả giám sát sẽ cho chúng ta kết quả. Ví dụ như ở TPHCM, trong năm 2022, trong số 584 văn bản gửi hỏi Bộ Kế hoạch và Đầu tư thì có bao nhiêu văn bản thuộc thẩm quyền của thành phố mà không giải quyết, vẫn hỏi để né việc, đẩy việc lên cấp trên; trong tổng số 584 văn bản thì bao nhiêu văn bản có nội dung hỏi là những quy định của pháp luật chưa rõ, không khả thi, chồng chéo.

Như vậy mới chỉ ra căn nguyên của hiện tượng này, vừa có cơ sở để đánh giá khách quan và xử lý cán bộ vi phạm Luật Cán bộ, công chức. Đồng thời, kịp thời tổng hợp báo cáo Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Quốc hội, Chính phủ sửa đổi kịp thời các vướng mắc.  

"Tôi cũng xin kêu gọi tất cả các công chức trong hệ thống chính trị hãy tập trung thay đổi và có sự khát khao đối với ngành mình, bộ mình, địa phương mình để chúng ta có thể cùng với đất nước vượt qua khó khăn trong giai đoạn hiện nay", ông Khải nói.

Trong phiên họp sáng nay, giải trình về vấn đề tồn dư ngân sách, tại sao không dùng vào việc khác, ông Phớc cho biết: Thực tế, hiện tồn dư ngân sách là 1.043.000 tỉ đồng, trong đó gửi Ngân hàng Nhà nước 895 nghìn tỉ đồng, lãi suất 0,8%/ năm, số còn lại gửi tại ngân hàng thương mại, gửi ngắn hạn.

Tuy nhiên, theo Bộ trưởng Tài chính, số tiền này đã gắn với các nhiệm vụ chi cụ thể, nên chưa sử dụng hết, chưa phân bổ hết, chứ không phải nguồn ở ngoài để dự kiến phân bổ vào việc khác.

Tin mới nhất

Gợi ý dành cho bạn