MỚI NHẤT
CƠ QUAN CỦA TỔNG LIÊN ĐOÀN LAO ĐỘNG VIỆT NAM
Bộ Nội vụ đề xuất sửa đổi, bổ sung quy định về cơ cấu viên chức theo chức danh nghề nghiệp. Ảnh: Hải Nguyễn

Sửa đổi, bổ sung quy định về cơ cấu viên chức theo chức danh nghề nghiệp

ÁI VÂN LDO | 10/07/2023 21:30

Bộ Nội vụ đề xuất sửa đổi, bổ sung quy định về cơ cấu viên chức theo chức danh nghề nghiệp trong mỗi đơn vị sự nghiệp công lập để phù hợp với chủ trương cơ cấu viên chức chuyên môn, nghiệp vụ chiếm tỉ lệ ít nhất 65% tại Nghị quyết số 19-NQ/TW.

Đây là đề xuất của Bộ Nội vụ tại Tờ trình dự thảo Nghị định sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 62/2020/NĐ- CP ngày 1.6.2020 của Chính phủ về vị trí việc làm và biên chế công chức và Nghị định số 106/2020/NĐ-CP ngày 10.9.2020 của Chính phủ về vị trí việc làm và số lượng người làm việc trong các đơn vị sự nghiệp công lập. Dự thảo Nghị định này đang được Bộ Tư pháp thẩm định.

Theo đó, tại khoản 2 Điều 6 dự thảo Nghị định nêu rõ: Cơ cấu viên chức theo chức danh nghề nghiệp trong mỗi đơn vị sự nghiệp công lập là tỉ lệ % viên chức giữ các chức danh nghề nghiệp.

Trong đó, số viên chức giữ chức danh nghề nghiệp chuyên ngành chiếm tỉ lệ tối thiểu 65% tổng số lượng người làm việc của đơn vị sự nghiệp công lập.

Tờ trình của Bộ Nội vụ cũng nêu rõ, sửa đổi, bổ sung quy định về điều chỉnh biên chế công chức, số lượng người làm việc (tại Điều 14 và Điều 18 dự thảo Nghị định).

Trong đó, sửa đổi cơ quan, tổ chức thẩm định, quyết định điều chỉnh, bổ sung biên chế công chức để phù hợp với thẩm quyền quản lý biên chế theo quy định của Đảng;

Bộ Nội vụ phối hợp với Ban Tổ chức Trung ương thẩm định và quyết định điều chuyển biên chế công chức, số lượng người hưởng lương từ ngân sách nhà nước (mà không làm tăng tổng biên chế công chức, số lượng người làm việc hưởng lương từ ngân sách nhà nước đã được Bộ Chính trị phê duyệt) giữa các bộ, ngành; giữa các bộ, ngành với địa phương và giữa các bộ, ngành, địa phương với các cơ quan, tổ chức quy định tại khoản 1 Điều 31 dự thảo Nghị định và báo cáo cấp có thẩm quyền khi trình báo cáo chung để phê duyệt biên chế giai đoạn 5 năm để bảo đảm sự hoạt động bình thường của các cơ quan, tổ chức khi có sự biến động về cơ quan, tổ chức trực tiếp quản lý.

Về điều chỉnh biên chế công chức, theo Điều 14 dự thảo Nghị định, việc điều chỉnh biên chế công chức trong cơ quan, tổ chức hành chính được xem xét trong các trường hợp sau:

Cơ quan, tổ chức hành chính được bổ sung biên chế khi được giao thêm chức năng, nhiệm vụ mới hoặc thành lập mới cơ quan, tổ chức hành chính gắn với việc bổ sung chức năng, nhiệm vụ mới;

Cơ quan, tổ chức hành chính được điều chỉnh biên chế khi thực hiện sắp xếp, tổ chức lại theo quyết định của cơ quan có thẩm quyền.

Hồ sơ điều chỉnh biên chế công chức gồm: Văn bản đề nghị điều chỉnh biên chế công chức; đề án điều chỉnh biên chế công chức; các tài liệu liên quan đến điều chỉnh biên chế công chức kèm theo.

Tin mới nhất

Gợi ý dành cho bạn