MỚI NHẤT
CƠ QUAN CỦA TỔNG LIÊN ĐOÀN LAO ĐỘNG VIỆT NAM
Chủ tịch Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam Nguyễn Đình Khang phát biểu tại hội nghị. Ảnh: Nguyễn Hải

Tăng sức đề kháng trước các loại tội phạm, tệ nạn cho công nhân, viên chức

Việt Dũng - Hải Nguyễn LDO | 22/12/2023 15:46

Ngày 22.12, Bộ Công an và Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam tổ chức Hội nghị biểu dương điển hình tiên tiến công nhân, viên chức, lao động có thành tích xuất sắc trong phong trào Toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc, giai đoạn 2018 - 2023.

Các Ủy viên Trung ương Đảng: Chủ tịch Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam Nguyễn Đình Khang; Thứ trưởng Bộ Công an, Trung tướng Lê Quốc Hùng - thừa ủy quyền của Bộ trưởng Bộ Công an, chủ trì Hội nghị.

Tham dự hội nghị còn có các bộ, ban, ngành, cùng 140 điển hình tiên tiến công nhân, viên chức, lao động có thành tích xuất sắc trong phong trào Toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc, giai đoạn 2018 - 2023.

Tại hội nghị, Chủ tịch Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam Nguyễn Đình Khang cho biết, những năm qua, công tác phối hợp giữa Bộ Công an và Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam về triển khai thực hiện phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc trong công nhân, viên chức, lao động đạt được nhiều kết quả quan trọng.

Để thực hiện hiệu quả phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc trong tình hình mới, Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam đã phối hợp chặt chẽ với Bộ Công an triển khai đồng bộ, hiệu quả nhiều giải pháp nhằm đạt được mục tiêu đảm bảo an ninh Tổ quốc trong công nhân, viên chức, lao động.

Chủ tịch Tổng LĐLĐ Việt Nam Nguyễn Đình Khang và Trung tướng Lê Quốc Hùng, Thứ trưởng Bộ Công an cùng các đại biểu dự hội nghị. Ảnh: Hải Nguyễn

Trong hơn 5 năm qua, Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam đã 2 lần ký kết Quy chế phối hợp với Bộ Công an về đảm bảo an ninh trật tự (Quy chế phối hợp lần thứ nhất ký vào tháng 9.2017 và Quy chế phối hợp lần thứ hai ký vào tháng 4.2023).

Các Quy chế phối hợp có nội dung phù hợp, giải pháp cụ thể, rõ ràng để thực hiện phong trào và kết quả thu được là tích cực, toàn diện.

Chủ tịch Tổng Liên đoàn đã điểm lại 5 kết quả nổi bật trong việc phối hợp, cụ thể như sau:

Thứ nhất, công tác tuyên truyền, vận động nâng cao nhận thức có những chuyển biến tích cực. Các cấp công đoàn cả nước chủ động làm tốt công tác tuyên truyền chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước và các kế hoạch, hoạt động của Tổng Liên đoàn;

Phối hợp chặt chẽ với lực lượng Công an triển khai sâu rộng công tác tuyên truyền, phổ biến các Chỉ thị, nghị quyết của Trung ương về phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc đến đông đảo công nhân, viên chức, lao động nhằm nâng cao nhận thức cho công nhân, viên chức, lao động;

Tăng sức đề kháng trước các loại tội phạm, tệ nạn xã hội, những biểu hiện tiêu cực, mặt trái của xã hội và sự chống phá, xuyên tạc của các thế lực thù địch, lợi dụng lòng yêu nước của công nhân, người lao động để kích động, lôi kéo đình công, biểu tình, tụ tập gây rối, làm mất an ninh trật tự...

Thứ hai, công tác phối hợp đổi mới nội dung, hình thức, biện pháp, nâng cao hiệu quả phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc được đề cao. Bộ Công an và Tổng Liên đoàn đặt trọng tâm của công tác phối hợp là nâng cao hiệu quả và lan rộng phong trào bảo vệ an ninh Tổ quốc trong toàn hệ thống công đoàn.

Thứ ba, Công an và Công đoàn đã phối hợp hiệu quả để đảm bảo an ninh trật tự trong công nhân, lao động và các cơ quan công đoàn. Dù tình hình kinh tế - xã hội có những phức tạp do ảnh hưởng của suy thoái kinh tế, nhưng về cơ bản tình hình an ninh trật tự trong các cơ quan, doanh nghiệp được đảm bảo, tạo điều kiện cần thiết để công nhân, lao động yên tâm làm việc.

Thứ tư, xây dựng và nhân rộng các mô hình điển hình tiên tiến trong phong trào toàn dân bảo vệ an ninh, vận động công nhân, viên chức, lao động tích cực tham gia phòng, chống tội phạm, tệ nạn xã hội.

Từ chỗ chỉ có một vài mô hình, hiện cả nước có 23 địa phương có tổng số 3.184 mô hình “Tổ tự quản khu nhà trọ công nhân” thường xuyên duy trì hoạt động hiệu quả.

Thứ 5, công tác xây dựng, nâng cao uy tín, vị thế của lực lượng Công an nhân dân và tổ chức Công đoàn Việt Nam trong hệ thống chính trị và trong đời sống xã hội được hai cơ quan phối hợp tốt, tạo chuyển biến vững chắc từ Trung ương xuống cơ sở.

Hai cơ quan tập trung phối hợp tốt cả về bề rộng và chiều sâu, góp phần xây dựng, nâng cao uy tín, vị thế của lực lượng Công an nhân dân và tổ chức Công đoàn Việt Nam trong hệ thống chính trị và đời sống xã hội.

Các đại biểu dự hội nghị. Ảnh: Hải Nguyễn

Từ thực tế triển khai phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc và kết quả đạt được trong 5 năm qua, Tổng Liên đoàn và Bộ Công an rút ra một số bài học kinh nghiệm.

Trong đó việc triển khai thực hiện phong trào phải đặt dưới sự lãnh đạo trực tiếp, toàn diện của cấp ủy, chính quyền địa phương; phát huy vai trò gương mẫu, trách nhiệm, sáng tạo của lãnh đạo, chỉ huy các đơn vị công an và các cấp công đoàn trong tham mưu, phối hợp tổ chức triển khai thực hiện phong trào.

Phong trào phải được cụ thể hóa bằng các nội dung, giải pháp, hoạt động cụ thể, phù hợp với đặc điểm, tình hình, yêu cầu, nhiệm vụ bảo vệ an ninh Tổ quốc ở từng giai đoạn, từng địa phương, đơn vị, có trọng tâm, trọng điểm, thiết thực, hiệu quả, thu hút đông đảo công nhân, viên chức, lao đông tham gia.

Kết hợp chặt chẽ thực hiện phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc với thực hiện các cuộc vận động, phong trào thi đua yêu nước và nhiệm vụ chính trị của ngành, địa phương.

Phong trào được Công an các tỉnh, thành phố chủ trì tổ chức tổng kết, rút kinh nghiệm và biểu dương điển hình tiên tiến công nhân, viên chức, lao động ở tất cả các địa phương trong cả nước, tạo khí thế thi đua sôi nổi, thành ngày hội toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc trên quy mô toàn quốc.

Đổi mới nội dung, phương thức, đa dạng hóa hình thức tuyên truyền, giáo dục, nâng cao nhận thức, trách nhiệm cho công nhân, viên chức, lao động trong tham gia phòng chống tội phạm và xây dựng phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc.

Vận động công nhân, viên chức, lao động tham gia các tổ tự quản về an ninh trật tự ở địa bàn dân cư, ở khu công nghiệp, khu chế xuất để nâng cao hiệu quả công tác đảm bảo ANTT ngay từ cơ sở...

Nhân dịp này, Chủ tịch Tổng Liên đoàn đề nghị các cấp công đoàn quan tâm đổi mới nội dung, hình thức, phương pháp công tác xây dựng phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc, nhất là việc nhân rộng mô hình, điển hình tiên tiến cho phù hợp với từng địa bàn, thu hút sự quan tâm, hưởng ứng của công nhân lao động. Xây dựng phong trào trước hết phải vì lợi ích của nhân dân, xuất phát từ yêu cầu của đời sống công nhân lao động.

Đặc biệt, phải nhận thức rõ tình hình an ninh trật tự của nước ta nói chung, của Công đoàn Việt Nam trong thời điểm này nói riêng để hướng phong trào vào những nội dung cụ thể, thiết thực về bảo vệ an ninh quốc gia, phòng chống tội phạm, tệ nạn xã hội, nhất là ở những nơi tập trung đông công nhân lao động.

Các cấp công đoàn cần gắn kết, lồng ghép phong trào này với các cuộc vận động, phong trào thi đua yêu nước, chương trình phát triển kinh tế - văn hóa, xã hội của Đảng, Nhà nước...

Tin mới nhất

Gợi ý dành cho bạn