MỚI NHẤT
CƠ QUAN CỦA TỔNG LIÊN ĐOÀN LAO ĐỘNG VIỆT NAM
Cử tri đề nghị xem xét việc tinh giản biên chế ngành Giáo dục phù hợp, đảm bảo nhu cầu, chất lượng dạy và học. Ảnh: Hải Nguyễn

Thiếu giáo viên, cử tri kiến nghị xem xét việc tinh giản biên chế ngành Giáo dục

Vương Trần LDO | 01/10/2023 16:38

Bộ Nội vụ cho rằng, để bảo đảm nguyên tắc “có học sinh thì phải có giáo viên đứng lớp”, cần thay đổi phương thức cấp phát ngân sách theo số lượng biên chế sang đặt hàng theo quy mô học sinh phù hợp với từng bậc học, từng vùng, miền.

Bộ Nội vụ vừa có văn bản trả lời kiến nghị của cử tri gửi tới sau Kỳ họp thứ 5, Quốc hội khóa XV liên quan tới biên chế giáo viên.

Cụ thể, cử tri tỉnh Bình Phước cho rằng, theo Nghị quyết số 19-NQ/TW ngày 25.10.2017 của Bộ Chính trị về tiếp tục đổi mới hệ thống tổ chức và quản lý, nâng cao chất lượng và hiệu quả hoạt động của đơn vị sự nghiệp công lập, đến năm 2025 ngành Giáo dục phải giảm tối thiểu 10% biên chế sự nghiệp hưởng lương từ ngân sách Nhà nước so với năm 2021.

Tuy nhiên, cử tri cho rằng, thực tế, số lượng học sinh tại các trường tăng, số lượng giáo viên không đáp ứng như cầu giảng dạy, nhất là tại các trường mầm non và bậc tiểu học. Do vậy, cử tri đề nghị xem xét việc tinh giản biên chế ngành Giáo dục phù hợp, đảm bảo nhu cầu, chất lượng dạy và học tại các trường học.

Trả lời nội dung này, Bộ Nội vụ cho hay, tinh giản biên chế gắn với sắp xếp lại tổ chức bộ máy, cơ cấu lại và đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ của đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức là chủ trương lớn của Đảng, Quốc hội và Chính phủ, yêu cầu tất cả cơ quan, tổ chức, đơn vị trong hệ thống chính trị phải thực hiện, bảo đảm đến hết năm 2026 giảm ít nhất 10% biên chế sự nghiệp hưởng lương từ ngân sách Nhà nước (không phải giảm tổng số người làm việc trong đơn vị sự nghiệp công lập) so với năm 2021 theo Kết luận số 28-KL/TW và Kết luận số 40-KL/TW của Bộ Chính trị.

Bộ Nội vụ cũng nhấn mạnh, riêng đối với lĩnh vực giáo dục và đào tạo, để bảo đảm thực hiện mục tiêu tinh giản biên chế của Đảng, Quốc hội, Chính phủ, đồng thời bảo đảm nguyên tắc “có học sinh thì phải có giáo viên đứng lớp”, cần thay đổi phương thức cấp phát ngân sách theo số lượng biên chế sang đặt hàng theo quy mô học sinh phù hợp với từng bậc học, từng vùng, miền.

Trên cơ sở đó đẩy mạnh cơ chế tự chủ, nâng cao mức độ tự chủ về tài chính đối với đơn vị sự nghiệp giáo dục công lập, tạo điều kiện cơ cấu lại số lượng người làm việc trong các đơn vị sự nghiệp giáo dục công lập theo hướng giảm số lượng người làm việc hưởng lương từ ngân sách nhà nước, tăng số người làm việc hưởng lương từ nguồn thu sự nghiệp tương ứng với mức độ tự chủ về tài chính theo yêu cầu của Nghị quyết số 75/2022/QH15 ngày 15.11.2022 của Quốc hội về hoạt động chất vấn tại kỳ họp thứ 4, Quốc hội khoá XV, bảo đảm đủ số lượng giáo viên đứng lớp để hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao.

Ngoài ra, địa phương cần tuyển dụng, quản lý, sử dụng hiệu quả số giáo viên trong chỉ tiêu biên chế được giao, đặc biệt là số biên chế giáo viên được bổ sung theo Quyết định của Bộ Chính trị, đồng thời nghiên cứu, thực hiện một số giải pháp để chuẩn bị nguồn tuyển dụng giáo viên như:

Điều chuyển giáo viên từ nơi thừa sang nơi thiếu; đào tạo, bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ đối với những giáo viên còn độ tuổi công tác, có năng lực, nguyện vọng phù hợp với nhu cầu để đủ điều kiện dạy các môn học còn thiếu, môn học tích hợp.

Nghiên cứu, trình cấp có thẩm quyền cơ chế, chính sách để thu hút sinh viên Sư phạm ra trường trở về địa phương giảng dạy thu hút sinh viên giỏi tốt nghiệp chuyên ngành đào tạo giáo viên hoặc sinh viên giỏi tốt nghiệp các ngành khác có nguyện vọng dự tuyển vào làm giáo viên.

Cũng liên quan tới nội dung biên chế giáo viên, cử tri các tỉnh Hưng Yên, Hà Nam cũng nêu thực trạng về việc thiếu giáo viên dẫn đến các nhà trường phải dồn lớp, số học sinh trên lớp vượt quy định, điều đó ảnh hưởng đến chất lượng giáo dục.

Bộ Nội vụ cũng nhấn mạnh, riêng đối với lĩnh vực giáo dục và đào tạo, để bảo đảm thực hiện mục tiêu tinh giản biên chế của Đảng, Quốc hội, Chính phủ, đồng thời bảo đảm nguyên tắc “có học sinh thì phải có giáo viên đứng lớp”, cần thay đổi phương thức cấp phát ngân sách theo số lượng biên chế sang đặt hàng theo quy mô học sinh phù hợp với từng bậc học, từng vùng, miền.

Tin mới nhất

Gợi ý dành cho bạn