MỚI NHẤT
CƠ QUAN CỦA TỔNG LIÊN ĐOÀN LAO ĐỘNG VIỆT NAM
Thường vụ Quốc hội thông qua Nghị quyết thành lập thành phố Long Khánh, tỉnh Đồng Nai. Ảnh: Quochoi.vn

Thông qua Nghị quyết thành lập thành phố Long Khánh, tỉnh Đồng Nai

Thành Trung LDO | 10/04/2019 16:03

Ủy ban Thường vụ Quốc hội (UBTVQH) biểu quyết thông qua dự thảo Nghị quyết về việc thành lập thành phố Long Khánh, tỉnh Đồng Nai.

Sáng 10.4, UBTVQH đã nghe Bộ trưởng Bộ Nội vụ Lê Vĩnh Tân trình bày Tờ trình của Chính phủ về việc đề nghị thành lập 5 phường: Xuân Lập, Xuân Tân, Bảo Vinh, Suối Tre, Bàu Sen thuộc thị xã Long Khánh và thành lập thành phố Long Khánh thuộc tỉnh Đồng Nai.

Bộ trưởng Bộ Nội vụ Lê Vĩnh Tân trình bày Tờ trình của Chính phủ sáng 10.4. Ảnh: Quochoi.vn

Theo đó, sau khi thành lập 5 phường trên thuộc thị xã Long Khánh và thành lập thành phố Long Khánh, tỉnh Đồng Nai có 11 đơn vị hành chính cấp huyện (gồm 2 thành phố và 9 huyện).

Thành phố Long Khánh có 15 đơn vị hành chính cấp xã, gồm 11 phường và 4 xã.

Trình bày Báo cáo thẩm tra, Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật  của Quốc hội - ông Nguyễn Khắc Định cho hay một số ý kiến đề nghị cơ quan trình đề án, làm rõ thêm về số liệu diện tích tự nhiên của tỉnh Đồng Nai và thị xã Long Khánh và việc bố trí lực lượng công an chính quy của 5 phường được dự kiến thành lập của thị xã Long Khánh.

Bộ trưởng Bộ Nội vụ Lê Vĩnh Tân cho biết, trên địa bàn huyện Long Thành hiện có dự án Cảng hàng không quốc tế Long Thành, đây là dự án đặc biệt quan trọng cấp quốc gia đã được Quốc hội, Chính phủ quyết định đầu tư xây dựng.

Theo kế hoạch, tổng diện tích của dự án sân bay Long Thành dự kiến là 50 km2 (chiếm 11,61% tổng diện tích tự nhiên của huyện Long Thành), nằm trên địa bàn các xã Bình Sơn, Cẩm Đường, Long An, Long Phước, Bàu Cạn và Suối Trầu thuộc huyện Long Thành. Vì vậy, việc điều chỉnh địa giới hành chính 5 xã nói trên và giải thể xã Suối Trầu là cần thiết.

Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật của Quốc hội trình bày Báo cáo tại phiên họp sáng nay 10.4. Ảnh: Quochoi.vn

Qua thảo luận, một số ý kiến thành viên Ủy ban Pháp luật đề nghị Chính phủ giải trình, làm rõ thêm một số nội dung như: Quyền và nghĩa vụ của người dân ở xã bị giải thể, hoặc bị chuyển từ xã này sang xã khác; phương án bố trí, sắp xếp cán bộ, công chức ở xã bị giải thể; việc ổn định cuộc sống của người dân bị điều chuyển sang xã khác...

Đồng thời, đề nghị chính quyền địa phương cần phải có phương án cụ thể để cuộc sống người dân ổn định ở những nơi tái định cư, đặc biệt là đối với người dân ở xã bị giải thể.

Tin mới nhất

Gợi ý dành cho bạn