MỚI NHẤT
CƠ QUAN CỦA TỔNG LIÊN ĐOÀN LAO ĐỘNG VIỆT NAM
Thông tin sinh trắc học sẽ được thu thập, cập nhật khi thực hiện thủ tục cấp, cấp đổi, cấp lại thẻ căn cước cho công dân. Ảnh: Hữu Chánh

Thông tin về mống mắt được thu thập, cập nhật khi đổi, cấp lại thẻ căn cước

Vương Trần LDO | 24/03/2024 18:15

Thông tin về nhân dạng, thông tin sinh trắc học về ảnh khuôn mặt, vân tay, mống mắt được thu thập, cập nhật khi thực hiện thủ tục cấp, cấp đổi, cấp lại thẻ căn cước cho công dân.

Kể từ ngày 1.7.2024, Luật Căn cước năm 2023 chính thức có hiệu lực thi hành.

Luật này gồm 7 chương, 46 điều, quy định về Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư, Cơ sở dữ liệu căn cước; thẻ căn cước, căn cước điện tử; giấy chứng nhận căn cước; quyền, nghĩa vụ, trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan và có nhiều điểm mới so với Luật Căn cước công dân năm 2014.

Theo tìm hiểu ngày 24.3.2024 của PV Lao Động, Bộ Tư pháp vừa công bố hồ sơ thẩm định dự thảo Nghị định quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Căn cước. Bộ Công an là cơ quan chủ trì soạn thảo dự thảo Nghị định này.

Tờ trình của Bộ Công an cho biết, dự thảo Nghị định gồm 60 chương, 40 Điều. Trong đó, việc thu thập, cập nhật, điều chỉnh, kết nối, chia sẻ, khai thác thông tin trong Cơ sở dữ liệu căn cước, gồm 5 Điều (từ Điều 14 đến Điều 18).

Tại Điều 14 của dự thảo Nghị định quy định việc thu thập, cập nhật, điều chỉnh thông tin trong Cơ sở dữ liệu căn cước.

Theo đó, thông tin về nhân dạng, thông tin sinh trắc học về ảnh khuôn mặt, vân tay, mống mắt được thu thập, cập nhật khi thực hiện thủ tục cấp, cấp đổi, cấp lại thẻ căn cước cho công dân.

Trước khi thu thập, cập nhật thông tin sinh trắc học về ADN và giọng nói vào Cơ sở dữ liệu căn cước, cơ quan quản lý Cơ sở dữ liệu căn cước có trách nhiệm phối hợp với cơ quan, tổ chức đã xét nghiệm, phân tích thông tin sinh trắc học về ADN và giọng nói của công dân để kiểm tra, đối sánh và xác thực đảm bảo tính chính xác của thông tin.

Thông tin về nghề nghiệp được thu thập, cập nhật, điều chỉnh thông qua việc kết nối, chia sẻ thông tin với cơ sở dữ liệu quốc gia, cơ sở dữ liệu chuyên ngành khác hoặc do công dân cung cấp trong quá trình thực hiện thủ tục cấp, cấp đổi, cấp lại thẻ căn cước.

Các thông tin về công dân chỉ được thu thập, cập nhật vào Cơ sở dữ liệu căn cước khi được kiểm tra thông tin đó là chính xác. Trường hợp công dân phát hiện thông tin trong Cơ sở dữ liệu căn cước là không chính xác thì có quyền yêu cầu cơ quan quản lý căn cước thực hiện cập nhật, điều chỉnh cho chính xác.

Về trách nhiệm thu thập, cập nhật, điều chỉnh thông tin về công dân trong cơ sở dữ liệu căn cước được quy định tại Điều 15 dự thảo nghị định.

Theo đó, cơ quan quản lý căn cước có trách nhiệm thu thập, cập nhật, điều chỉnh thông tin về công dân trong Cơ sở dữ liệu căn cước thông qua việc cấp, cấp đổi, cấp lại thẻ căn cước.

Khi thực hiện việc cấp, cấp đổi, cấp lại thẻ căn cước nếu công dân chưa có thông tin hoặc thông tin chưa chính xác thì cơ quan quản lý căn cước có trách nhiệm hướng dẫn công dân thực hiện thu thập, cập nhật, điều chỉnh thông tin trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư theo quy định tại Điều 7 Nghị định này trước khi thực hiện việc cấp, cấp đổi, cấp lại thẻ căn cước.

Cơ quan quản lý căn cước có trách nhiệm phối hợp với cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan kiểm tra thông tin khi thu thập, cập nhật, điều chỉnh thông tin trong cơ sở dữ liệu về căn cước bảo bảo tính chính xác, thống nhất.

Tin mới nhất

Gợi ý dành cho bạn