MỚI NHẤT
CƠ QUAN CỦA TỔNG LIÊN ĐOÀN LAO ĐỘNG VIỆT NAM

Thu hồi tài sản tham nhũng lọt top 10 sự kiện nổi bật ngành Tư pháp

Vương Trần LDO | 30/12/2022 17:41

Trong năm 2022, kết quả thi hành xong về tiền đạt trên 75.240 tỉ đồng, tăng trên 28.156 tỉ đồng so với năm 2021 (trong đó, kết quả thu hồi tài sản trong các vụ án hình sự về tham nhũng, kinh tế đạt gần 16.000 tỉ đồng, tăng trên 12.000 tỉ đồng so với năm 2021).

Bộ trưởng Bộ Tư pháp Lê Thành Long vừa ký quyết định phê duyệt 10 sự kiện nổi bật năm 2022 của ngành tư pháp.

Đáng chú ý, trong 10 sự kiện nổi bật này, Bộ Tư pháp có nội dung hệ thống Thi hành án dân sự (THADS) nỗ lực vượt qua khó khăn sau đại dịch COVID-19, hoàn thành vượt chỉ tiêu, nhiệm vụ được Quốc hội, Chính phủ giao.

Bộ trưởng Bộ Tư pháp Lê Thành Long. Ảnh: Quochoi.vn

Cụ thể, năm 2022, công tác THADS tiếp tục đối mặt nhiều khó khăn, thách thức của đời sống kinh tế - xã hội đặc biệt là những hậu quả nặng nề do đại dịch COVID-19, nhưng với sự chỉ đạo quyết liệt, sâu sát, kịp thời, đồng bộ, linh hoạt, hiệu quả của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Bộ Tư pháp; sự quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo của cấp ủy, chính quyền địa phương; sự phối hợp tích cực của các cấp, các ngành, cơ quan hữu quan và với sự nỗ lực, quyết tâm vượt qua khó khăn, thách thức, Hệ thống Thi hành án dân sự đã hoàn thành vượt chỉ tiêu, nhiệm vụ được Quốc hội, Chính phủ giao.

Thể chế về THADS tiếp tục được hoàn thiện và kịp thời triển khai thực hiện đã góp phần giải quyết một số khó khăn, vướng mắc trong thực tiễn, nâng cao hiệu quả thu hồi tài sản cho nhà nước trong các vụ án hình sự về tham nhũng kinh tế, thi hành án tín dụng ngân hàng và theo dõi thi hành án hành chính.

Kết quả thi hành xong về tiền đạt trên 75.240 tỉ đồng, tăng trên 28.156 tỉ đồng so với năm 2021 (trong đó, kết quả thu hồi tài sản trong các vụ án hình sự về tham nhũng, kinh tế đạt gần 16.000 tỉ đồng, tăng trên 12.000 tỉ đồng so với năm 2021).

Cũng theo quyết định phê duyệt của Bộ trưởng Bộ Tư pháp, 9 sự kiện nổi bật khác trong 10 sự kiện nổi bật của ngành Tư pháp đó là:

1. Bộ, ngành Tư pháp tham gia tích cực, trách nhiệm vào quá trình xây dựng Nghị quyết Hội nghị lần thứ sáu Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII về "Tiếp tục xây dựng và hoàn thiện Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam trong giai đoạn mới"

2. Công tác xây dựng, hoàn thiện hệ thống pháp luật được đặc biệt chú trọng, Chỉ số cải thiện chất lượng các quy định pháp luật tăng 10 bậc.

3. Tham mưu Thủ tướng Chính phủ ban hành các Đề án lớn về phổ biến, giáo dục pháp luật. Các hoạt động hưởng ứng Ngày Pháp luật năm 2022 được tổ chức hiệu quả, thiết thực.

4. Hợp tác quốc tề về pháp luật và tư pháp của Bộ, ngành Tư pháp tiếp tục tạo cơ hội hợp tác toàn diện với các đối tác lớn, góp phần giải quyết nhiều vấn đề quan trọng cho đất nước.

5. Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án tổng thể “Tiếp tục xây dựng Trường Đại học Luật Hà Nội và Trường Đại học Luật Thành phố Hồ Chí Minh thành các trường trọng điểm đào tạo cán bộ về pháp luật” và Đề án "Tiếp tục xây dựng Học viện Tư pháp thành trung tâm lớn đào tạo các chức danh tư pháp”.

6. Thể chế trong công tác xây dựng Ngành có bước hoàn thiện quan trọng, tạo cơ sở tiếp tục kiện toàn chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của cơ quan tư pháp các cấp.

7. Bộ Tư pháp đứng đầu Chỉ số cải cách hành chính cấp Bộ.

8. Lần đầu có chức danh Trợ giúp viên pháp lý hạng I và người thực hiện trợ giúp pháp lý trực tại Tòa án nhân dân trong toàn quốc.

9. Diễn đàn Kinh doanh và Pháp luật được tổ chức thành công góp phần nhận diện, tháo gỡ vướng mắc pháp lý, hỗ trợ doanh nghiệp phục hồi và phát triển sau đại dịch COVID-19.

Tin mới nhất

Gợi ý dành cho bạn